Chồng bắt cóc con sau ly hôn có vi phạm pháp luật không?

Chồng bắt cóc con sau ly hôn có vi phạm pháp luật? Là một câu hỏi mà Luật L24H được nhiều quý khách hàng thắc mắc. Sau khi ly hôn, khi mà đã có quyết định của tòa án về người trực tiếp nuôi con mà người vợ hay người chồng không đồng thuận và có hành vi bắt cóc con mình. Hành vi này của người vợ hay người chồng là hành vi trái pháp luật và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Việc bắt cóc con gây ảnh hưởng xấu đến gia đình và đứa trẻ.

Chồng bắt cóc con ruột sau khi ly hôn

Chồng bắt cóc con ruột sau khi ly hôn

Hiểu thế nào về hành vi bắt cóc con sau khi ly hôn?

Sau khi ly hôn, nhiều cặp vợ chồng không đồng thuận với phán quyết của tòa về quyền nuôi con. Nhiều trường hợp người bố, người mẹ vì không đồng thuận với phán quyết của tòa mà có hành vi bắt cóc con của mình.

Hành vi bắt cóc con ruột của những người cha, người mẹ không đồng thuận với phán quyết của tòa án về quyền nuôi con khác với các hành vi bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản. Hành vi này nhằm chống lại phán quyết của tòa án về quyền nuôi con.

Mức xử phạt hành vi bắt cóc con sau khi ly hôn theo quy định pháp luật

Xử phạt hành chính

Hành vi bắt cóc con ruột sau khi ly hôn là một hành vi có thể được xem là tội phạm và bị truy cứu trách nhiệm hình sự .

Bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Sau khi ly hôn mà người chồng hay người vợ có hành vi bắt cóc con đưa đến nơi khác sinh sống, làm trái với phán quyết của tòa án thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 153 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi, theo đó:

Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác chiếm giữ hoặc giao cho người khác chiếm giữ người dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

Mức phạt cao nhất đối với tội danh này lên đến 15 năm tù. Đồng thời, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, trong trường hợp sau khi ly hôn, cha hoặc mẹ không được trao quyền nuôi con có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác nhằm “bắt con” có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự  về tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi.

Trách nhiệm hình sự vì hành vi bắt cóc con sau khi ly hôn

Trách nhiệm hình sự vì hành vi bắt cóc con sau khi ly hôn

CSPL: Điều 153 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017

Cách xử lý khi chồng cũ hoặc vợ cũ bắt cóc con khi đã có quyết định của tòa án về người trực tiếp nuôi con.

Khi người chồng hay người vợ có hành vi bắt con khi đã có quyết định về người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Thì trước hết cần phải bình tĩnh vì người bắt con đi chính là người cha hay người mẹ nên việc làm tổn hại đến sức khỏe của đứa con là việc rất ít xảy ra.

Khi rơi vào trường hợp này, thì người vợ hay chồng nên chủ động làm những việc sau:

  • Liên lạc với người chồng hay người vợ bắt cóc đứa con đi, thuyết phục người đó mang con về nhưng đừng quá hối thúc.
  • Liên lạc với những ai thân thiết với người chồng hay người vợ bắt cóc con đi như mẹ, ba, em trai, em gái, bạn thân,…để thuyết phục người chồng hay người vợ đó mang con về.
  • Trong trường hợp người vợ hay người chồng bắt cóc con đi nhất quyết đưa con đến nơi khác sinh sống và làm trái quyết định của tòa án thì nên thông báo cho cơ quan chức năng vào cuộc.

Luật sư tư vấn và bảo vệ cho tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi.

  • Luật sư tư vấn quy định pháp luật đối với hành vi xảy ra cho khách hàng có vi phạm pháp luật hay không và nếu trong trường hợp có thì có cấu thành tội phạm hay không cho khách hàng của mình
  • Chỉ rõ chế tài áp dụng đối với hành vi vi phạm cho khách hàng nắm được chính xác hành vi của mình
  • Chỉ rõ khi nào được hưởng sự khoan hồng của pháp luật, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ hoặc miễn trách nhiệm hình sự
  • Tư vấn mức độ nguy hiểm của tội danh
  • Tư vấn xác định thời gian bị tạm giam, tạm giữ
  • Tư vấn quy trình tố tụng hình sự trong vụ án hình sự
  • Soạn thảo đơn từ, các văn bản pháp lý cho khách hàng
  • Luật sư gặp gỡ trực tiếp thân chủ trong trại tạm giam hoặc phối hợp, liên lạc với cơ quan chức năng để làm sáng tỏ, bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho thân chủ
  • Tham gia trực tiếp bào chữa cho thân chủ tại phiên Tòa
  • Khiếu nại những quyết định không đúng quy định của pháp luật để bảo vệ quyền lợi đúng đắn cho thân chủ của mình.
  • Thu thập tài liệu chứng cứ minh oan, giảm nhẹ hình phạt hoặc tìm ra sự thật khách quan của vụ án để nhằm áp dụng tối đa các tình tiết để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

>>> Xem thêm về: Dịch vụ luật sư hình sự

Tư vấn cho người phạm tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi

Tư vấn cho người phạm tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi

Hành vi bắt cóc con ruột sau khi ly hôn là hành vi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, dù rằng là xuất phát từ tình thương con. Hy vọng với bài viết trên, Luật L24H đã cung cấp cho quý khách những thông tin bổ ích. Mọi thắc mắc cần luật sư TƯ VẤN LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH, hình sự, kính mời Quý khách liên hệ số hotline 1900.633.716 để được các Luật  của chúng tôi hỗ trợ miễn phí 24/24. Xin cảm ơn.

Scores: 4.8 (40 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,816 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716