Cho mượn xe gây tai nạn chết người có bị đi tù không?

Cho người khác mượn xe gây tai nạn chết người có bị đi tù không là thắc mắc được đặt ra khá nhiều trên thực tế. Có nhiều trường hợp chủ xe cho người khác mượn phương tiện tham gia giao thông của mình mà không hề xem xét chủ thể đó có đủ điều kiện về độ tuổi, sức khỏe, giấy phép,… để điều khiển xe hay chưa. Mời quý bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của tôi để hiểu rõ hơn về trách nhiệm của chủ xe và người tham gia giao thông khi gây tai nạn chết người

Cho người khác mượn xe gây tai nạn

Cho người khác mượn xe gây tai nạn

Quy định của pháp luật về xe không chính chủ

Hiện nay không có quy định cụ thể thế nào là xe không chính chủ,tuy nhiên căn cứ tại điểm a khoản 4; điểm l khoản 7 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP;  thì lỗi “không chính chủ” chính là việc chủ xe đã không làm thủ tục đăng ký sang tên tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi được mua; được cho hay được tặng.

Không phải mọi trường hợp lái xe không phải mình đứng tên chủ sở hữu đều bị phạt. Tại khoản 10 điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP nêu việc xác minh để phát hiện hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế chỉ được thực hiện thông qua 2 trường hợp:

  • Công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông;
  • Qua công tác đăng ký xe.

Như vậy cảnh sát giao thông sẽ không xử phạt hành vi sử dụng xe máy không chính chủ thông qua việc xử lý các lỗi vi phạm khác trên đường. Đối với trường hợp mượn xe của người khác để di chuyển, chủ xe có thể sẽ bị xử phạt nếu cho người khác mượn xe gây ra tai nạn giao thông.

Chủ xe cho mượn xe gây tai nạn chết người có phải đi tù không?

Nếu người mượn xe gây tai nạn giao thông đảm bảo đủ điều kiện lái xe ( được quy định tại Điều 58 Luật giao thông đường bộ 2008) đảm bảo độ tuổi, sức khỏe và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp thì người chủ sở hữu phương tiện hợp pháp cho mượn xe không phải chịu xử phạt vi phạm.

Ngược lại theo quy định tại Điều 264 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 về Tội giao cho người chưa đủ điều kiện điều khiển các phương tiện tham gia giao thông đường bộ thì nếu chủ xe cho người không đủ tuổi, không đủ sức khỏe hoặc không có giấy phép lái xe mượn xe mà gây tai nạn chết người thì chủ xe phải chịu trách nhiệm hình sự cụ thể như sau: chủ xe có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc nếu hậu quả là làm chết từ 3 người trở lên thì có thể bị phạt tù đến 7 năm.

Tuy nhiên trên thực tế sẽ xảy ra các trường hợp không phải lỗi đến từ phái chủ xe như:

  • Người mượn xe đủ điều kiện về giấy phép, độ tuổi, sức khỏe,… để lái xe, nhưng khi mượn xe lại trong trạng thái tinh thần kích động mạnh hoặc đang say xỉn,… dẫn đến hạn chế năng lực hành vi thì người chủ xe cũng vẫn phải có trách nhiệm trong trường hợp này;
  • Có các hành vi cấu thành tội khác hay không: giả sử khi cho người khác mượn xe để thực hiện hành vi cướp tài sản, chủ xe có phải chịu trách nhiệm hay không còn tùy thuộc vào ý chí chủ quan của người chủ xe ngay tại thời điểm cho mượn.

Như vậy cũng phải tùy trường hợp mới có thể kết luận được liệu chủ xe có phải chịu trách nhiệm với việc cho người khác mượn xe gây tai nạn hay không.

Xe cho mượn gây tai nạn

Xe cho mượn gây tai nạn

>>> Xem thêm: Người dưới 16 tuổi lái xe gây tai nạn chết người ai chịu trách nhiệm

Trách nhiệm bồi thường của chủ xe cho mượn xe gây tai nạn chết người

Lỗi kỹ thuật của xe

Nếu việc gây ra tai nạn là do lỗi kỹ thuật của xe thì chủ xe phải là người chịu trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại vì thực tế chủ xe là người phải thực hiện nghĩa vụ bảo trì xe hoặc phải nhận biết được sự bất thường của xe trước khi cho người khác mượn. Nếu xe có đóng bảo hiểm thì có thể yêu cầu bên bảo hiểm trả lại các khoản tiền mà mình đã bị thiệt hại.

Xe bị lỗi kỹ thuật gây tai nạn

Xe bị lỗi kỹ thuật gây tai nạn

Lỗi của người điều khiển xe

Căn cứ Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015, căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

  • Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
  • Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Theo đó, nếu người mượn xe gây ra tai nạn thì có trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu do lỗi của mình gây.

>>> Xem thêm: Chủ xe hay tài xế phải bồi thường thiệt hại khi xe khách gây tai nạn

Luật sư tư vấn về trường hợp cho mượn xe gây tai nạn

  • Tư vấn các quy định của pháp luật về xử lý hành vi gây tai nạn giao thông
  • Tư vấn các quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
  • Hỗ trợ xác định mức độ thiệt hại
  • Soạn thảo đơn yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại
  • Hỗ trợ bảo vệ quyền và lợi ích cho quý khách hàng trong quá trình tố tụng

>>>xem thêm: Khung hình phạt gây tai nạn giao thông chết người

Bài viết trên tôi đã cung cấp một số thông tin cần thiết về trường hợp bồi thường thiệt hại của chủ xe khi cho mượn xe gây tai nạn. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp ích được cho Quý khách hàng. Nếu Quý khách hàng có thắc mắc cần tôi giải đáp, tư vấn luật giao thông, tư vấn bồi thường, trách nhiệm chủ xe, tư vấn luật hình sự, hãy liên hệ trực tiếp tôi qua hotline 1900.633.716 để được tư vấn cụ thể hơn.

Scores: 4.5 (23 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,813 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716