Chiếm hữu ngay tình là gì đã được giải đáp khá chi tiết tại Bộ luật Dân sự. Bộ luật Dân sự không chỉ có quy định về chiếm hữu ngay tình mà còn đề cập đến quy định về chiếm hữu không ngay tình. Tuy nhiên, trên thực tế để phân biệt được hai loại chiếm hữu này khá phức tạp. Để hiểu chiếm hữu ngay tình là gì và phân biệt chiếm hữu ngay tình và chiếm hữu không ngay tình mời quý bạn đọc theo dõi bài viết sau.
Chiếm hữu ngay tình trong giao dịch dân sự
Quy định của Bộ luật Dân sự 2015 về chiếm hữu ngay tình
Khái niệm về chiếm hữu ngay tình
Căn cứ theo quy định tại Điều 180 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.
Có được xác lập quyền sở hữu do chiếm hữu tài sản của người khác
Để xác lập quyền sở hữu do chiếm hữu tài sản của người khác cần chú ý điều kiện về xác lập quyền sở sở hữu tài sản như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 221 Bộ luật Dân sự 2015, quyền sở hữu được xác lập đối với tài sản trong trường hợp sau:
- Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, do hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ.
- Được chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận hoặc theo bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác.
- Thu hoa lợi, lợi tức.
- Tạo thành tài sản mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến.
- Được thừa kế.
- Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu; tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy; tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên; gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên.
- Chiếm hữu, được lợi về tài sản theo quy định tại Điều 236 Bộ luật Dân sự năm 2015.
- Trường hợp khác do luật quy định.
Tại Điều 236 Bộ luật Dân sự 2015 quy định xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu do chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật như sau:
Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
Như vậy, từ các quy định nêu trên, có thể thấy rằng người chiếm hữu được xác lập quyền sở hữu do chiếm hữu tài sản của người khác trong trường hợp: ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu.
Sự khác biệt giữa chiếm hữu ngay tình và chiếm hữu không ngay tình
Chiếm hữu ngay tình và không ngay tình có một số điểm khác biệt cơ bản như sau:
Thứ nhất về khái niệm:
- Đối với chiếm hữu ngay tình được quy định tại Điều 180 Bộ luật Dân sự 2015 như sau: chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.
- Đối với chiếm hữu không ngay tình thì được quy định tại Điều 181 Bộ luật Dân sự 2015 như sau: Chiếm hữu không ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu biết hoặc phải biết rằng mình không có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.
Thứ hai về bản chất:
- Đối với chiếm hữu ngay tình thì người chiếm hữu không biết hoặc không thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là không có căn cứ pháp luật.
- Ngược lại, đối với chiếm hữu không ngay tình thì người chiếm hữu biết rõ hoặc đáng ra phải biết tài sản mình đang chiếm hữu là không có căn cứ pháp luật.
Thứ ba về chế độ pháp lý:
- Đối với chiếm hữu ngay tình thì được pháp luật bảo vệ trong một số trường hợp. Người chiếm hữu có thể trở thành chủ sở hữu tài sản theo BLDS quy định và có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức.
- Đối với chiếm hữu không ngay tình thì Người chiếm hữu không được pháp luật bảo vệ trong mọi trường hợp.
Thứ tư về hậu quả pháp lý:
- Đối với chiếm hữu ngay tình: theo quy định tại Điều 236 Bộ luật Dân sự 2015 thì người chiếm hữu có thể trở thành chủ sở hữu nếu ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản và 30 năm đối với bất động sản.
- Đối với chiếm hữu không ngay tình thì người chiếm hữu buộc phải chấm dứt việc chiếm hữu trên thực tế, hoàn trả lại tài sản và bồi thường nếu có thiệt hại xảy ra cho chủ sở hữu theo quy định của pháp luật (căn cứ theo quy định tại Điều 579 và Khoản 1 Điều 581 Bộ luật Dân sự 2015).
Như vậy, từ những điểm khác nhau như trên, có thể dễ dàng phân biệt chiếm hữu ngay tình và chiếm hữu không ngay tình.
Ý nghĩa pháp lý khi phân biệt chiếm hữu ngay tình và chiếm hữu không ngay tình
Việc phân biệt giữa chiếm hữu ngay tình và chiếm hữu không ngay tình có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định quyền sở hữu và trách nhiệm pháp lý đối với tài sản. Từ đó có căn cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người chiếm hữu ngay tình trong giao dịch dân sự cũng như quyền và lợi ích chính đáng của chủ sở hữu thực sự của tài sản.
Ý nghĩa của việc phân biệt chiếm hữu ngay tình và không ngay tình
Luật sư tư vấn thời hạn mà người chiếm hữu có thể trở thành chủ sở hữu
Căn cứ theo quy định tại Điều 236 Bộ luật Dân sự 2015, thời hạn mà người chiếm hữu có thể trở thành chủ sở hữu đối với động sản là 10 năm và đối với bất động sản là 30 năm. Như vậy, người chiếm hữu ngay tình có thể trở thành chủ sở hữu. L24H không chỉ tư vấn về thời hạn để người chiếm hữu ngay tình trở thành chủ sở hữu mà còn hỗ trợ tư vấn các vấn đề sau:
- Tư vấn về thời điểm bắt đầu tính thời hạn để người chiếm hữu có thể trở thành chủ sở hữu tài sản.
- Tư vấn các vấn đề pháp lý về chiếm hữu ngay tình và chiếm hữu không ngay tình theo quy định
- Tư vấn các quy định của pháp luật liên quan đến chiếm hữu tài sản
- Dịch vụ hỗ trợ giải quyết tranh chấp tài sản trong giao dịch dân sự
- Dịch vụ tư vấn đòi lại tài sản bị chiếm hữu trong giao dịch dân sự
- Hỗ trợ tư vấn, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người chiếm hữu ngay tình trong giao dịch dân sự khi có tranh chấp xảy ra
Tư vấn thời hạn trở thành chủ sở hữu tài sản bị chiếm hữu
Thông qua những thông tin bài biết cung cấp,có thể thấy chiếm hữu ngay tình được pháp luật quy định rõ trong Bộ luật Dân sự 2015. Và việc phân biệt giữa chiếm hữu ngay tình và chiếm hữu không ngay tình đặt nền tảng quan trọng cho việc xác định quyền lợi và trách nhiệm liên quan đến tài sản. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào cần luật sư tư vấn luật dân sự trực tuyến miễn phí xin vui lòng liên hệ tới Luật L24H qua hotline:1900633716 để được Luật sư dân sự của chúng tôi hỗ trợ kịp thời.