Cách xử lý khi vụ án dân sự đã quá thời hạn mà Tòa không giải quyết

Cách xử lý khi vụ án dân sự đã quá thời hạn mà Tòa không giải quyết luôn được đặt ra trong trường hợp vụ án bị kéo dài, chậm giải quyết theo thời hạn Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định. Theo quy định, thời gian chuẩn bị xét xử vụ án dân sự chỉ từ 4-6 tháng, tuy nhiên thực tế thời gian này bị kéo dài quá thời hạn, toà không chịu giải quyết. Sau đây hãy cùng Luật L24H tìm hiểu để rõ hơn.

Vụ án dân sự đã quá thời hạn mà Tòa không giải quyết

Vụ án dân sự đã quá thời hạn mà Tòa không giải quyết

Các giai đoạn giải quyết vụ án dân sự trong tố tụng dân sự

Giai đoạn 1: Thụ lý vụ án

Theo quy định tại Điều 191 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 (sau đây gọi tắt là BLTTDS 2015), Tòa án phải nhận đơn khởi kiện do đương sự nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua bưu điện và phải ghi vào sổ nhận đơn.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.

Trong vòng 05 ngày, nếu đơn yêu cầu đủ điều kiện thụ lý thì Thẩm phán sẽ thông báo nộp lệ phí để tiến hành thụ lý.

>>> Xem thêm: Gửi đơn khởi kiện mà Tòa án không thụ lý

>>>>Xem thêm: Các loại phí, lệ phí trong quá trình khởi kiện một vụ án dân sự

Giai đoạn 2: Thủ tục hòa giải và chuẩn bị xét xử

Trong thời hạn chuẩn bị xét xử, tùy từng trường hợp, Thẩm phán ra một trong các quyết định sau đây:

  • Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự;
  • Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự;
  • Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự;
  • Đưa vụ án ra xét xử.

Nguyên tắc tiến hành hòa giải thực hiện theo Điều 205 BLTTDS 2015. Kết quả hòa giải nếu thành công thì Tòa án ra quyết định công nhận thỏa thuận giữa các bên, nếu hòa giải không thành thì ra đưa vụ án ra xét xử.

Giai đoạn 3: Đưa vụ án ra xét xử ở phiên tòa

  • Phiên tòa sơ thẩm: Theo quy định tại Điều 222 BLTTDS 2015 phiên tòa sơ thẩm phải được tiến hành đúng thời gian, địa điểm đã được ghi trong quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc trong giấy báo mở lại phiên tòa trong trường hợp phải hoãn phiên tòa.
  • Nếu không có kháng cáo thì bản án dân sự sơ thẩm có hiệu lực. Ngoài ra, nếu có kháng cáo thì vụ án được đem xét xử phúc thẩm và đưa ra phán quyết phúc thẩm, bản án có hiệu lực nhưng nếu Quyết định bản án có hiệu lực bị kháng cáo, kháng nghị thì thực hiện thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

Thời hạn giải quyết vụ án dân sự là bao lâu?

Theo khoản 1 Điều 203 BLTTDS 2015, thời hạn đưa vụ án dân sự ra xét xử sơ thẩm là:

  • Đối với các vụ án quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này thì thời hạn là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án;
  • Đối với các vụ án quy định tại Điều 30 và Điều 32 của Bộ luật này thì thời hạn là 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.

Đối với trường hợp xét xử phúc thẩm thì trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án, tùy từng trường hợp mà Tòa án cấp phúc thẩm ra một trong các quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoặc đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm.

Thời hạn giải quyết vụ án dân sự

Thời hạn giải quyết vụ án dân sự

>>> Xem thêm: Quy định chung về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự

Những trường hợp vụ án dân sự đã quá thời hạn mà Tòa không giải quyết

Căn cứ theo Điều 203 BLTTDS 2015, các trường hợp Tòa án kéo dài thời hạn giải quyết vụ án:

  • Vụ án có tính chất phức tạp;
  • Do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan.

Thời hạn kéo dài thêm là không quá 02 tháng đối với vụ án thuộc quy định tại Điều 26, Điều 28 và không quá 01 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại Điều 30, Điều 32 BLTTDS 2015. Như vậy nếu vượt quá thời hạn quy định này, đồng nghĩa với việc Tòa không giải quyết vụ án dân sự đúng thời hạn quy định.

Phải làm gì khi Tòa kéo dài thời hạn giải quyết vụ án dân sự?

Khi Tòa án thông báo thụ lý vụ án, đương sự đã hoàn thành nghĩa vụ về án phí và quá thời hạn giải quyết vụ án mà Tòa chưa tiến hành giải quyết vụ án dân sự, đương sự có thể làm đơn yêu cầu đưa vụ án ra xét xử vụ án.

Nội dung đơn yêu cầu đưa vụ án ra xét xử thường bao gồm:

  • Đơn gửi đến ai;
  • Thông tin người gửi đơn yêu cầu;
  • Nội dung yêu cầu;
  • Yêu cầu của người nộp đơn.

Đơn yêu cầu giải quyết khi vụ án dân sự đã quá hạn

Đơn yêu cầu giải quyết khi vụ án dân sự đã quá hạn

Trách nhiệm của Thẩm phán khi giải quyết quá hạn vụ án dân sự

Tại điểm a khoản 1 Điều 9 Quyết định 120/QĐ-TANDTC năm 2017 có quy định về các trường hợp xử lý trách nhiệm Thẩm phán bằng hình thức kiểm điểm trước cơ quan, đơn vị như sau: Xử lý đơn khởi kiện để quá thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn quy định tại Khoản 3 Điều 191 Bộ luật tố tụng dân sự; Khoản 3 Điều 121 Luật tố tụng hành chính.

Như vậy, Thẩm phán có thể bị xử lý trách nhiệm bằng hình thức kiểm điểm trước cơ quan, đơn vị khi xử lý đơn khởi kiện để quá thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn quy định.

Tư vấn giải quyết vụ án dân sự bị kéo dài vụ án dân sự bị kéo dài

  • Tư vấn các thông tin, quy định pháp luật liên quan đến vụ án dân sự đã quá thời hạn mà Tòa không giải quyết;
  • Tư vấn, hỗ trợ soạn thảo đơn yêu cầu giải quyết khi vụ án dân sự đã quá thời hạn mà Tòa không giải quyết;
  • Đề xuất phương hướng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng;
  • Đại diện tham gia các hoạt động tại các cơ quan có thẩm quyền;
  • Luật sư tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng;
  • Luật sư tranh tụng tham gia tại phiên tòa.

>>> Tham khảo thêm: Dịch vụ luật sư dân sự

Quá trình xử lý vụ án dân sự có thể bị Tòa án kéo dài, chậm giải quyết, thậm chí là đã quá hạn mà Tòa vẫn không giải quyết. Nếu như quý khách có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan đến giải quyết vụ án dân sự, hãy liên hệ tới luật sư TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ tại Luật L24H thông qua Hotline 1900633716 để được Luật sư tư vấn giải đáp kịp thời miễn phí.

Scores: 4.6 (10 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,925 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716