Cách xác định mức bồi thường thiệt hại khi tài sản bị xâm phạm

Cách xác định mức bồi thường thiệt hại khi tài sản bị xâm phạm là một nội dung mà ai cũng cần phải biết. Khi tài sản của chúng ta bị xâm phạm và hành vi xâm phạm đó gây ra những tổn thất thì việc đầu tiên là phải đòi bồi thường thiệt hại, để đòi được đúng khoản bồi thường thì cần phải xác định đúng mức bồi thường thiệt hại, phù hợp với giá trị mà tài sản đó mang lại cho chúng ta. Việc bồi thường sẽ được thực hiện theo nguyên tắc mà luật quy định.

Xác định mức bồi thường thiệt hại khi tài sản bị xâm phạm

Xác định mức bồi thường thiệt hại khi tài sản bị xâm phạm

Bồi thường thiệt hại là gì?

Bồi thường thiệt hại là hình thức trách nhiệm dân sự nhằm buộc bên có hành vi gây thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách đền bù các tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại. Như bồi thường về sức khỏe, danh dự, tài sản,…

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất về vật chất thực tế, được tính thành tiền do bên vi phạm nghĩa vụ gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút.

>>> Tham khảo thêm về: Cách xác định mức bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

  • Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  • Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
  • Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
  • Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
  • Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

Cơ sở pháp lý: Điều 585 Bộ luật dân sự năm 2015

Xác định giá trị bồi thường thiệt hại khi mà tài sản bị xâm phạm

Quyền sở hữu hợp pháp về tài sản của cá nhân, pháp nhân, của các chủ thể khác được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Nếu người gây thiệt hại xâm phạm đến tài sản thì họ phải bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại.

Căn cứ dựa trên Điều 589 của Bộ Luật dân sự 2015 quy định về thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:

  • Tài sản bị mất, bị hủy hoại: Cần xác định giá trị thực tế của tài sản để buộc người gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ giá trị tài sản. Giá trị của tài sản không thống nhất ở thời điểm gây thiệt hại và thời điểm bồi thường. Do đó, khi xác định giá trị của tài sản lưu ý xác định giá trị thực tế của tài sản vào thời điểm tòa án xét xử sơ thẩm để buộc người gây thiệt hại phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
  • Tài sản bị hư hỏng: Hành vi trái pháp luật của người gây thiệt hại làm cho tài sản bị hư hỏng, không còn tình trạng nguyên vẹn như trước khi bị thiệt hại và cần phải bỏ ra chi phí để sửa chữa tài sản. Do đó, trong trường hợp tài sản bị hư hỏng thì chi phí sửa chữa, thay thế các bộ phận hư hỏng của tài sản cũng được xác định là thiệt hại và người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm bồi thường những khoản này.
  • Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản: Đây là thiệt hại gián tiếp liên quan đến tài sản bị thiệt hại. Tài sản luôn chứa đựng trong nó những lợi ích nhất định, những lợi ích này sẽ thu được thông qua hành vi khai thác, sử dụng của con người. Lợi ích gắn liền với việc khai thác, sử dụng tài sản có thể được hiểu là những lợi ích vật chất cụ thể mà người bị thiệt hại không thu được kể từ khi tài sản bị xâm phạm (hoa màu không thu hoạch được, xe ô tô bị hư hỏng nặng không thể sử dụng để làm taxi,…).
  • Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại: Người bị thiệt hại đã phải bỏ ra các chi phí để ngăn chặn, không cho thiệt hại tiếp tục phát sinh hoặc phải bỏ ra các chi phí để ngăn chặn, không cho thiệt hại tiếp tục phát sinh hoặc phải bỏ ra chi phí khác để khắc phục thiệt hại.

Xác định mức bồi thường thiệt hại

Xác định mức bồi thường thiệt hại

>>> Tham khảo thêm: Xác định mức bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Cơ sở pháp lý: Điều 589 Bộ luật dân sự năm 2015

Thủ tục khởi kiện đòi bồi thường

Hồ sơ

Căn cứ khoản 1 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện phải làm đơn khởi kiện. Trong đó, đơn khởi kiện (mẫu 23-DS ban hành kèm Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP) phải gồm các nội dung:

  • Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện.
  • Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện.
  • Tên, nơi cư trú/trụ sở của bên khởi kiện; người bị kiện; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
  • Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.

Ngoài đơn khởi kiện dân sự, nếu có các bằng chứng chứng minh mức thiệt hại của bản thân như hóa đơn chữa trị, hóa đơn tàu xe, đi lại… thì người khởi kiện cũng cần nộp kèm đơn khởi kiện.

Cơ sở pháp lý: Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015

Trình tự thủ tục

  1. Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện tại TAND có thẩm quyền.
  2. Bước 2: Tiếp nhận đơn và hồ sơ khởi kiện, sau đó ra thông báo nộp tạm ứng án phí.
  3. Bước 3: Đương sự nộp biên lai nộp tạm ứng án phí cho Tòa án, thẩm phán phụ trách ra quyết định thụ lý vụ án và gửi thông báo thụ lý tới các đương sự và Viện kiểm sát.
  4. Bước 4: Tiến hành các thủ tục cần thiết để giải quyết vụ việc

CSPL: Điều 189-195 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

Nộp đơn khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại khi tài sản bị xâm phạm

Nộp đơn khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại khi tài sản bị xâm phạm

Luật sư tư vấn về bồi thường thiệt hại khi tài sản bị xâm phạm

  • Luật sư tư vấn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
  • Luật sư tư vấn về mức bồi thường thiệt hại
  • Luật sư hỗ trợ thu thập chứng cứ để tiến hành khởi kiện đòi bồi thường
  • Luật sư đại diện theo pháp luật/ủy quyền thực hiện thủ tục đòi bồi thường thiệt hại

Cách xác định mức bồi thường thiệt hại khi tài sản bị xâm phạm là một nội dung cần thiết mà ai cũng cần phải biết khi mà hiện nay có nhiều người có những hành vi không đúng pháp luật xâm phạm đến tài sản của chúng ta. Nếu Quý bạn đọc còn có những vấn đề chưa hiểu rõ hoặc cần luật sư tư vấn luật dân sự trực tiếp hỗ trợ giải đáp vui lòng liên hệ với Luật L24H qua Hotline 1900633716 để được Luật sư dân sự hỗ trợ một cách nhanh nhất. Xin cảm ơn.

Scores: 4.9 (28 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,817 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716