Cách rút vốn khỏi hợp đồng hợp tác kinh doanh là vấn đề được các nhà đầu tư quan tâm sau một thời gian hợp tác lại muốn rút vốn khỏi hợp đồng BCC vì nhiều lý do khác nhau. Trong bài viết này, Luật L24H cung cấp các quy định pháp luật về hợp đồng hợp tác kinh doanh và hướng dẫn cách rút vốn khỏi hợp đồng này.
Cách rút vốn khỏi hợp đồng BCC
Hợp đồng hợp tác kinh doanh là gì?
Hợp đồng hợp tác kinh doanh là một trong nhiều hình thức đầu tư tại Việt Nam..Theo quy định tại khoản 14 Điều 3 Luật Đầu tư (LĐT) 2020 (sửa đổi, bổ sung 2022) ban hành ngày 29/12/2022: Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế. Theo đó sau khi hợp đồng được xác lập sẽ không tạo ra pháp nhân mới.
Nội dung hợp đồng BCC
Nội dung hợp đồng BCC phải có những nội dung chủ yếu sau:
- Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
- Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;
- Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;
- Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;
- Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;
- Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.
Các bên tham gia hợp đồng BCC có quyền thỏa thuận những nội dung khác không trái với quy định của pháp luật.
CSPL: Điều 28 LĐT 2020 (sửa đổi, bổ sung 2022).
>> Tham khảo thêm về: Mẫu hợp đồng góp vốn kinh doanh cá nhân và công ty
>> Tải ngay mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC: TẠI ĐÂY
Rút vốn khỏi hợp đồng BCC
Rút vốn khỏi hợp đồng hợp tác kinh doanh
Các trường hợp được rút vốn
Có hai trường hợp được rút vốn khỏi hợp đồng hợp tác kinh doanh:
- Theo điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng hợp tác.
- Có lý do chính đáng và được sự đồng ý của hơn một nửa tổng số thành viên hợp tác.
CSPL: khoản 1 Điều 510 Bộ luật Dân sự (sau đây gọi tắt là BLDS) 2015.
Cách rút vốn
- Đối với trường hợp các bên đã thỏa thuận rút vốn trong hợp đồng hợp tác thì thực hiện theo hợp đồng. Thỏa thuận đó phải được ghi nhận trong hợp đồng bởi hợp đồng hợp tác bắt buộc phải lập thành văn bản. Đây là những điều kiện các bên đã dự liệu trước từ thời điểm đàm phán, giao kết hợp đồng, vậy nên, khi chủ thể gặp các điều kiện đó thì có quyền rút khỏi hợp đồng hợp tác.
- Đối với trường hợp không có thỏa thuận từ trước. Bên rút vốn phải thỏa mãn hai điều kiện. Một là có lý do chính đáng, hai là được sự đồng ý của hơn một nửa tổng số thành viên hợp tác.
- Bên rút vốn có thể yêu cầu các bên còn lại thanh toán, trả lại phần tài sản đã góp, trường hợp tài sản góp là hiện vật và việc rút tài sản có thể gây ảnh hưởng đến việc kinh doanh thì có thể yêu cầu trả lại bằng tiền
>>> Xem thêm: Hình thức phân chia lợi nhuận theo hợp đồng bcc
Hậu quả pháp lý khi rút vốn khỏi hợp đồng hợp tác kinh doanh
Hậu quả pháp lý sau khi thành viên rút vốn khỏi hợp đồng BCC được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 510 BLDS 2015 như sau:
- Thành viên rút khỏi hợp đồng hợp tác có quyền yêu cầu nhận lại tài sản đã đóng góp, được chia phần tài sản trong khối tài sản chung và phải thanh toán các nghĩa vụ theo thỏa thuận. Trường hợp việc phân chia tài sản bằng hiện vật làm ảnh hưởng đến hoạt động hợp tác thì tài sản được tính giá trị thành tiền để chia.
- Việc rút khỏi hợp đồng hợp tác không làm chấm dứt quyền, nghĩa vụ của người này được xác lập, thực hiện trước thời điểm rút khỏi hợp đồng hợp tác.
- Việc rút khỏi hợp đồng hợp tác không thuộc trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 510 BLDS 2015 thì thành viên rút khỏi hợp đồng được xác định là bên vi phạm hợp đồng và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan.
Thêm vào đó, khoản 2 Điều 512 BLDS 2015 quy định về nghĩa vụ trả nợ sau khi chấm dứt hợp đồng hợp tác:
- Khi chấm dứt hợp đồng hợp tác, các khoản nợ phát sinh từ hợp đồng phải được thanh toán; nếu tài sản chung không đủ để trả nợ thì phải lấy tài sản riêng của các thành viên hợp tác để thanh toán theo quy định tại Điều 509 của Bộ luật này.
- Trường hợp các khoản nợ đã được thanh toán xong mà tài sản chung vẫn còn thì được chia cho các thành viên hợp tác theo tỷ lệ tương ứng với phần đóng góp của mỗi người, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Tư vấn đầu tư, rút vốn khỏi hợp đồng hợp tác kinh doanh
Tư vấn rút vốn khỏi hợp đồng BCC
- Tư vấn về đầu tư dự án trong hợp đồng hợp tác kinh doanh
- Soạn thảo hợp đồng hợp tác kinh doanh
- Tư vấn các trường hợp được rút vốn khỏi hợp đồng BCC
- Hướng dẫn cách rút vốn tác kinh doanh
Tóm lại, Luật L24H đã cung cấp các quy định liên quan đến vấn đề rút vốn khỏi hợp đồng BCC. Bên cạnh đó còn đưa ra hướng dẫn để các nhà đầu tư rút vốn khỏi hợp đồng này. Tuy nhiên không phải thời điểm nào và trường hợp nào thì nhà đầu tư đều được tự do rút vốn. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc gì liên quan đến vấn đề này, vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn hợp đồng của Luật L24H qua hotline 1900.633.716 để được hỗ trợ, tư vấn trực tuyến miễn phí.