Các trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu

Các trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu là quy định của pháp luật về những trường hợp các chủ thể khi giao kết không đảm bảo được những điều kiện có hiệu lực của thoả thuận hoặc đối tượng thỏa thuận không thực hiện. Vậy theo quy định của pháp luật hiện hành, trong trường hợp nào thì thỏa thuận trọng tài vô hiệu? Mời quý bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của Luật L24H để biết chi tiết hơn về vấn đề trên.

Thoả thuận trọng tài vô hiệu

Thoả thuận trọng tài vô hiệu

Các hình thức thỏa thuận trọng tài

Hiện nay, các hình thoả thuận trọng tài được quy định tại 16 Luật Trọng tài thương mại 2010 gồm:

Thứ nhất, thỏa thuận trọng tài có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng.

Thứ hai, thoả thuận trọng tài phải được xác lập dưới dạng văn bản. Các hình thức thỏa thuận sau đây cũng được coi là xác lập dưới dạng văn bản:

  • Thoả thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax, telex, thư điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;
  • Thỏa thuận được xác lập thông qua trao đổi thông tin bằng văn bản giữa các bên;
  • Thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm quyền ghi chép lại bằng văn bản theo yêu cầu của các bên;
  • Trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện thỏa thuận trọng tài như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty và những tài liệu tương tự khác;
  • Qua trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thoả thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận.

Khi nào thì thoả thuận trọng tài vô hiệu?

Căn cứ theo Điều 18 Luật Trọng tài thương mại năm 2010, thoả thuận trọng tài khi rơi vào các trường hợp sau đây sẽ bị pháp vô hiệu:

  • Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài quy định tại Điều 2 của Luật này.
  • Người xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
  • Người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự.
  • Hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp với quy định tại Điều 16 của Luật này.
  • Một trong các bên bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thỏa thuận trọng tài đó là vô hiệu.
  • Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật

Khi nào thoả thuận trọng tài vô hiệu

Khi nào thoả thuận trọng tài vô hiệu

>>> Xem thêm: Trọng tài thương mại là gì?

Trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu

Do lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài

Để có thể giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại điều kiện tiên quyết là lĩnh vực phát sinh đó phải là lĩnh vực thuộc thẩm quyền giải quyết của Trọng tài được quy định tại Điều 2 Luật trọng tài năm 2010 bao gồm:

  • Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.
  • Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.
  • Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.

Người xác lập thỏa thuận trọng tài không có thẩm quyền

Về nguyên tắc thỏa thuận trọng tài do người không có thẩm quyền xác lập thì thỏa thuận trọng tài đó vô hiệu. Vì vậy, muốn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, thỏa thuận trọng tài cũng phải được thực hiện bởi người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Thường thì sẽ là người đại diện theo pháp luật của một công ty hoặc là người đại diện theo ủy quyền hợp pháp…Nếu thỏa thuận trọng tài được xác lập bởi người không có thẩm quyền thì sẽ là trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu.

Lưu ý: Trường hợp thỏa thuận trọng tài do người không có thẩm quyền xác lập nhưng trong quá trình xác lập, thực hiện thỏa thuận trọng tài hoặc trong tố tụng trọng tài mà người có thẩm quyền xác lập thỏa thuận trọng tài đã chấp nhận hoặc đã biết mà không phản đối thì thỏa thuận trọng tài không vô hiệu.

Người xác lập thỏa thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự

Năng lực hành vi dân sự được quy định tại Điều 19 Bộ luật dân sự năm 2015 và được hiểu là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Như vậy, không có năng lực hành vi dân sự là trường hợp một người không thể tự mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự như:

  • Người chưa thành niên
  • Người mất năng lực hành vi dân sự
  • Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự

Trong trường hợp này thì Tòa án cần thu thập chứng cứ để chứng minh người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự thì phải có giấy tờ tài liệu chứng minh ngày tháng năm sinh hoặc kết luận của cơ quan có thẩm quyền hoặc quyết định của Tòa án xác định, tuyên bố người đó mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Vi phạm quy định về hình thức

Hình thức của một thỏa thuận trọng tài thương mại theo quy định tại Điều 16 Luật trọng tài thương mại năm 2010 thì có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng và phải được xác lập dưới dạng văn bản, các loại hình văn bản khác (thư;điện báo; telex; fax; thư điện tử;…) cũng được coi là phù hợp. Nếu thỏa thuận không vi phạm quy định về hình thức thì thỏa thuận trọng tài sẽ bị vô hiệu.

Thỏa thuận xác lập do lừa dối, đe dọa, cưỡng ép

Lừa dối, đe dọa, cưỡng ép cũng là các căn cứ tuyên bố một giao dịch dân sự vô hiệu. Trong quan hệ dân sự, các bên phải thiện chí, trung thực trong việc xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự, không bên nào được lừa dối bên nào. Do đó, việc một thỏa thuận được xác lập nhưng do bị ép buộc, mua chuộc, dụ dỗ khiến bên kia xác lập thỏa thuận trái ý muốn, giao dịch dân sự đó sẽ vô hiệu do vi phạm nguyên tắc cơ bản trong quan hệ dân sự làm cho bên kia ký kết không đúng với ý chí của họ. Đây được xem là một trong các căn cứ để tuyên thỏa thuận trọng tài vô hiệu.

Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật

Thỏa thuận trọng tài mang bản chất là một thỏa thuận dân sự. Do đó, thỏa thuận này phải tuân thủ các quy định của pháp luật của một thỏa thuận dân sự. Một trong số đó yêu cầu không được vi phạm điều cấm của pháp luật. Nếu thuộc vào các trường hợp cấm của pháp luật, thỏa thuận sẽ bị vô hiệu và việc giải quyết tranh chấp sẽ không được tiến hành.

Thẩm quyền tuyên bố thỏa thuận trọng tài vô hiệu

Thỏa thuận trọng tài mang bản chất là một thỏa thuận dân sự. Do đó, thỏa thuận này phải tuân thủ các quy định của pháp luật của một thỏa thuận dân sự. Vì vậy thẩm quyền tuyên bố hợp đồng vô hiệu theo quy định tại Điều 132 Bộ luật Dân sự 2015 thuộc về Toà án.

Mặt khác theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Bộ luật dân sự 2015 quy định: Trường hợp quyền dân sự bị xâm phạm hoặc có tranh chấp thì việc bảo vệ quyền được thực hiện theo pháp luật tố tụng tại Tòa án hoặc trọng tài. Vậy nên có thể hiểu rằng Bộ luật Dân sự 2015 đang thừa nhận trách nhiệm của trọng tài thương mại trong việc giải quyết các tranh chấp, bảo vệ quyền dân sự. Hơn nữa, Điều 6 Luật Trọng tài thương mại 2010 cũng đưa ra các nguyên tắc cụ thể về việc phân định thẩm quyền của Tòa án và trọng tài, theo đó, Trong trường hợp các bên tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Toà án thì Toà án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc thoả thuận trọng tài không thể thực hiện được. Như vậy, pháp luật thừa nhận rằng các phán quyết của trọng tài không cần phải được đánh giá lại hay chấp thuận về mặt nội dung bởi bất kỳ cơ quan nào khác.

Có thể kết luận thẩm quyền tuyên bố thỏa thuận trọng tài vô hiệu gồm Toà án và trọng tài.

Luật sư tư vấn xác lập thoả thuận trọng tài

  • Hỗ trợ giải thích các văn bản, hướng dẫn liên quan áp dụng các quy định của pháp luật xác lập thoả thuận trọng tài
  • Tư vấn các hình thức thỏa thuận trọng tài thương mại hợp pháp.
  • Tư vấn các trường hợp thỏa thuận trọng tài thương mại vô hiệu
  • Tư vấn trình tự, thủ tục giải quyết bằng thủ tục trọng tài.
  • Tư vấn, soạn thảo đơn khởi kiện bằng trọng tài thương mại.
  • Tư vấn về hiệu lực pháp lý phán quyết của Hội đồng trọng tài.
  • Tư vấn giải quyết các trường hợp xác lập thoả thuận trọng tài cụ thể, các vướng mắc trên thực tế của khách hàng

Luật sư tư vấn về xác lập thỏa thuận trọng tài

Luật sư tư vấn về xác lập thỏa thuận trọng tài

Để tiến hành hoạt động giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, các bên trong tranh chấp phải có thỏa thuận hợp pháp về việc đưa tranh chấp ra trọng tài. Hy vọng bài viết trên đây của Luật L24H giúp ích được cho các chủ thể tham gia thoả thuận trọng tài. Trong trường hợp có thắc mắc, khó khăn cần tư hãy liên hệ với Luật L24H qua hotline 1900.633.716 để được luật sư Dân sự hỗ trợ tư vấn giải đáp kịp thời.

Scores: 4.9 (17 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,920 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716