Các trường hợp phải đi cai nghiện ma túy bắt buộc theo quy định

Các trường hợp phải đi cai nghiện ma tuý bắt buộc là trường hợp mà người bị nghiện ma túy pháp luật bắt buộc phải đi cai nghiện. Tuy nhiên, người đi cai nghiện ma túy bắt buộc có thể xin miễn đi cai nghiện nêu đáp ứng đủ điều kiện theo quy định. Để nắm rõ hơn các các trường hợp, thời gian, thủ tục đưa đi người cai nghiện bắt buộc, Quý bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây.

Người đi cai nghiện ma túy bắt buộc

Người đi cai nghiện ma túy bắt buộc

Các trường hợp cai nghiện ma túy bắt buộc

Căn cứ  Điều 32 và khoản 1 Điều 33 Luật Phòng, chống ma tuý 2021 quy định các trường hợp phải đi cai nghiện ma túy bắt buộc bao gồm:

Thứ nhất, Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên phải đi cai nghiện ma túy bắt buộc trong các trường hợp sau:

  • Không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt cai nghiện ma túy tự nguyện;
  • Trong thời gian cai nghiện ma túy tự nguyện bị phát hiện sử dụng trái phép chất ma túy;
  • Người nghiện ma túy các chất dạng thuốc phiện không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế hoặc bị chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế do vi phạm quy định về điều trị nghiện;
  • Trong thời gian quản lý sau cai nghiện ma túy mà tái nghiện.

Thứ hai, Người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi phải đi cai nghiện bắt buộc khi:

  • Không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt cai nghiện ma túy tự nguyện;
  • Trong thời gian cai nghiện ma túy tự nguyện bị phát hiện sử dụng trái phép chất ma túy;
  • Người nghiện ma túy các chất dạng thuốc phiện không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế hoặc bị chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế do vi phạm quy định về điều trị nghiện.

Lưu ý: Việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc do Tòa án nhân dân cấp huyện quyết định và không phải là biện pháp xử lý hành chính.

Như vậy, không phải đối tượng nào bị nghiện ma túy đều phải đưa đi cai nghiện bắt buộc mà phải thuộc các trường hợp theo quy định mới phải đi cai nghiện bắt buộc.

Quy trình cai nghiện ma túy bắt buộc theo quy định của pháp luật

Căn cứ Điều 29 Luật Phòng chống ma túy 2021 và Chương III Nghị định 116/2021/NĐ-CP,  quy trình cai nghiện ma túy bắt buộc bao gồm các bước sau:

Bước 1: Tiếp nhận,  phân loại

  • Tiếp nhận người cai nghiện theo nội quy, quy chế của cơ sở cai nghiện ma túy
  • Thu thập thông tin cá nhân của người nghiện ma túy để tư vấn xây dựng kế hoạch cai nghiện
  • Thông tin về phương pháp cai nghiện, chương trình cai nghiện; tư vấn, giải đáp các thắc mắc cho người nghiện ma túy.
  • Phân loại đối tượng và tư vấn xây dựng kế hoạch cai nghiện ma túy

Bước 2: Điều trị cắt cơn, giải độc, điều trị rối loạn tâm thần, điều trị các bệnh lý khác

  • Khám, xây dựng bệnh án đối với người cai nghiện; chú ý các dấu hiệu rối loạn tâm thần, bệnh cơ hội.
  • Xác định loại ma túy, liều lượng ma túy người nghiện sử dụng để xây dựng phác đồ điều trị cắt cơn, giải độc
  • Tư vấn tâm lý đối với người nghiện trước khi điều trị cắt cơn, giải độc.
  • Thực hiện phác đồ điều trị theo các quy định, hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế. Kết hợp sử dụng thuốc với các biện pháp tâm lý và các biện pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng; kết hợp điều trị cắt cơn, giải độc với điều trị rối loạn tâm thần và các bệnh cơ hội khác.

Bước 3: Giáo dục, tư vấn phục hồi hành vi, nhân cách

  • Tổ chức dạy văn hóa, học tập các chuyên đề: giáo dục công dân, sức khỏe và cộng đồng, pháp luật, đạo đức, truyền thống dân tộc và chuyên đề phù hợp khác với số lượng, trình độ học vấn người cai nghiện.
  • Tổ chức các hoạt động trị liệu tâm lý nhằm điều trị các rối loạn tâm thần, nâng cao kỹ năng sống, giá trị sống, tư duy tích cực, kỹ năng tự quản lý bản thân cho người cai nghiện.
  • Kết hợp việc học tập, trị liệu với việc tư vấn, khuyến khích người cai nghiện tham gia các hoạt động lao động sinh hoạt hàng ngày tại cơ sở để tạo ý thức, thói quen tốt trong sinh hoạt.
  • Tổ chức thực hiện các hoạt động văn hóa, thể thao, các chương trình sinh hoạt tập thể, trò chơi vận động cho người cai nghiện.

Bước 4: Lao động trị liệu, học nghề

Căn cứ vào số lượng, sức khỏe, độ tuổi, giới tính, trình độ, thời gian, nguyện vọng của người cai nghiện để tổ chức các hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề phù hợp với điều kiện thực tế tại cơ sở theo Luật Giáo dục nghề nghiệp

Bước 5: Chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng

  • Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch cai nghiện
  • Xác định nơi cư trú của người cai nghiện để chuẩn bị thực hiện biện pháp quản lý sau cai nghiện ma túy; tư vấn các biện pháp phòng, chống tái nghiện cho người nghiện cai nghiện ma túy; kỹ năng từ chối sử dụng ma túy khi tái hòa nhập cộng đồng.
  • Cung cấp thông tin về biện pháp quản lý sau cai nghiện tại cộng đồng và các chính sách hỗ trợ hòa nhập của nhà nước đối với người sau cai nghiện ma túy; giới thiệu, cung cấp thông tin, địa chỉ dịch vụ công tác xã hội, nhóm sinh hoạt đồng đẳng tại địa phương cho người cai nghiện ma túy.
  • Phổ biến chính sách, pháp luật, thông tin về tình hình kinh tế – xã hội, thị trường lao động, tư vấn, giáo dục kỹ năng sống, trợ giúp về tâm lý, hỗ trợ các thủ tục pháp lý nhằm trang bị kiến thức cần thiết, nâng cao khả năng tự giải quyết những khó khăn, vướng mắc của người cai nghiện ma túy.

Tuyên truyền, giáo dục người đi cai cai nghiện ma túy

Tuyên truyền, giáo dục người đi cai cai nghiện ma túy

Tái nghiện trong thời gian quản lý sau khi cai nghiện xử lý như thế nào?

Theo quy định tại khoản 4 Điều 32 Luật Phòng chống ma túy 2021, nếu tái nghiện trong thời gian quản lý sau khi cai nghiện thì xe bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

Quy định về miễn chấp hành quyết định cai nghiện bắt buộc

Các trường hợp được miễn chấp hành

Theo khoản 3 Điều 57 Nghị định 116/2021/NĐ-CP quy định trường hợp được miễn chấp hành quyết định đưa vào trại cai nghiện bắt buộc như sau:

  • Mắc bệnh hiểm nghèo có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên;
  • Trong thời gian hoãn chấp hành mà người đó tự nguyện cai nghiện, được cơ quan có thẩm quyền xác nhận không nghiện ma túy;
  • Phụ nữ đang mang thai có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên.

Như vậy, khi rơi vào một trong các trường hợp thì người phải đi cai nghiện bắt bắt buộc có quyền đề nghị xin miễn chấp hành quyết định cai nghiện bắt buộc

Hồ sơ đề nghị xin miễn

Theo khoản 4 Điều 57 Nghị định 116/2021/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị miễn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc bao gồm như sau:

  • Đơn đề nghị miễn chấp hành quyết định của người phải chấp hành hoặc cha, mẹ, người giám hộ, người đại diện hợp pháp của người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi, có xác nhận của cơ quan lập hồ sơ
  • Tài liệu chứng minh thuộc đối tượng được miễn chấp hành quyết định cai nghiện bắt buộc

Thủ tục đề nghị xin miễn

Theo khoản 5 Điều 57 Nghị định 116/2021/NĐ-CP quy định về thủ tục đề nghị xin hoãn hoặc miễn  chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ đề nghị xin miễn chấp hành quyết định miễn cai nghiện bắt buộc

Trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện của Tòa án nhân dân cấp huyện, người phải chấp hành quyết định hoặc người đại diện hợp pháp của người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi phải chấp hành quyết định gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị miễn cai nghiện bắt buộc đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi ra quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

Đồng thời, Người phải chấp hành quyết định hoặc cha, mẹ, người giám hộ, người đại diện hợp pháp phải gửi 01 bộ bản sao hồ sơ đề nghị hoãn, miễn chấp hành quyết định cho cơ quan Công an cấp huyện, Trưởng phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện.

Bước 2: Xem xét và xử lý hồ sơ đề nghị miễn chấp hành quyết định cai nghiện bắt buộc

Bước 3: Ra quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận đề nghị miễn chấp hành quyết định cai nghiện bắt buộc

Luật sư tư vấn trường hợp phải đi cai nghiện bắt buộc

  • Tư vấn các trường hợp cụ thể phải đi cai nghiện bắt buộc theo quy định;
  • Tư vấn quy trình đi cai nghiện bắt buộc;
  • Tư vấn các trường hợp xin hoãn, miễn chấp hành quyết định cai nghiện bắt buộc;
  • Tư vấn thủ tục xin miễn, hoãn cai nghiện bắt buộc;
  • Tư vấn, hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ đề nghị hoãn miễn cai nghiện bắt buộc;
  • Tư vấn quyền và nghĩa vụ của người đi cai nghiện bắt buộc;
  • Tư vấn về bảo lãnh người cai nghiện
  • Ngoài ra, chúng tôi còn tư vấn cách thức để được thăm nuôi người cai nghiện bắt buộc và vấn đề liên quan khác.
  • Tư vấn Khiếu nại quyết định đưa đi cai nghiện bắt buộc

Sử dụng ma tuý là hành vi trái phép pháp luật gây ảnh hưởng tới bản thân, gia đình và xã hội. Người nghiện ma túy có thể phải đi cai nghiện bắt buộc theo quy định của pháp luật. Luật L24H đưa đến bạn những thông tin liên quan tới vấn pháp lý liên quan tới việc đi cai nghiện bắt buộc. Nếu có thắc mắc hãy liên hệ chúng tôi qua HOtline: 1900.633.716 để được luật sư tư vấn cụ thể nhất.

Scores: 4.7 (30 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,926 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716