Bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng

Bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng là một vấn đề đang được nhiều người quan tâm và chú ý đến. Như vậy, với vai trò là người tiêu dùng chúng ta sẽ làm gì để bảo vệ quyền lợi bị xâm phạm khi tham gia vào thị trường hàng hoá. Pháp luật quy định như thế nào về bồi thường thiệt hại. Ai là người người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng. Sau đây là những nội dung cơ bản mà Luật L24H cung cấp về vấn đề trên.

Bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng

Bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng

Các quyền lợi của người tiêu dùng

Căn cứ Điều 8 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 quy định về quyền của người tiêu dùng như sau:

  • Được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp.
  • Được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ; nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; được cung cấp hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch và thông tin cần thiết khác về hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng đã mua, sử dụng.
  • Lựa chọn hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo nhu cầu, điều kiện thực tế của mình; quyết định tham gia hoặc không tham gia giao dịch và các nội dung thỏa thuận khi tham gia giao dịch với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
  • Góp ý kiến với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ về giá cả, chất lượng hàng hóa, dịch vụ, phong cách phục vụ, phương thức giao dịch và nội dung khác liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
  • Tham gia xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
  • Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết.
  • Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
  • Được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn kiến thức về tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ.

Bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng

Quyền lợi người tiêu dùng

Quyền lợi người tiêu dùng

Căn cứ Điều 59, Điều 60 Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 quy định về nguyên tắc bồi thường thiệt hại như sau:

  • Thiệt hại do vi phạm quy định về chất lượng sản phẩm, hàng hóa phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời.
  • Trừ trường hợp các bên tranh chấp có thỏa thuận khác thì các thiệt hại phải bồi thường do hàng hoá không bảo đảm chất lượng được quy định tại Điều 60 Luật này như sau: Thiệt hại về giá trị hàng hóa, tài sản bị hư hỏng hoặc bị huỷ hoại. Thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ con người. Thiệt hại về lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác hàng hóa, tài sản. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

Bên cạnh đó theo Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nguyên tắc bồi thường thiệt hại như sau:

  • Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  • Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
  • Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
  • Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
  • Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

Như vậy, tùy vào mức độ thiệt hại mà có những mức bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng phù hợp. Việc bồi thường thiệt hại được thực hiện theo thỏa thuận giữa các bên có liên quan hoặc theo quyết định của Toà án.

Ai là người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng

Căn cứ khoản 2, 3 Điều 23 Luật Bảo vệ người tiêu dùng 2010 quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hàng hóa có khuyết tật gây ra như sau:

Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp hàng hóa có khuyết tật do mình cung cấp gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng, kể cả khi tổ chức, cá nhân đó không biết hoặc không có lỗi trong việc phát sinh khuyết tật, trừ trường hợp quy định tại Điều 24 của Luật này.

Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:

  • Tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa;
  • Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa;
  • Tổ chức, cá nhân gắn tên thương mại lên hàng hóa hoặc sử dụng nhãn hiệu, chỉ dẫn thương mại cho phép nhận biết đó là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa;
  • Tổ chức, cá nhân trực tiếp cung cấp hàng hóa có khuyết tật cho người tiêu dùng trong trường hợp không xác định được tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bồi thường thiệt hại quy định tại các điểm a, b và c khoản này.

Căn cứ Khoản 2 Điều 3 Luật Bảo vệ người tiêu dùng 2010 quy định:

Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ là tổ chức, cá nhân thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm:

  • Thương nhân theo quy định của Luật thương mại;
  • Cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh.

Khoản 1 Điều 23 Luật Bảo vệ người tiêu dùng 2010 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hàng hóa có khuyết tật gây ra sẽ thuộc về: Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp hàng hóa có khuyết tật do mình cung cấp gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng, kể cả khi tổ chức, cá nhân đó không biết hoặc không có lỗi trong việc phát sinh khuyết tật, trừ trường hợp quy định tại Điều 24 của Luật này.

Ngoài ra, theo Khoản 6 Điều 3 Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 quy định: Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh là tổ chức, cá nhân tổ chức và thực hiện việc sản xuất (sau đây gọi là người sản xuất), nhập khẩu (sau đây gọi là người nhập khẩu), xuất khẩu (sau đây gọi là người xuất khẩu), bán hàng, cung cấp dịch vụ (sau đây gọi là người bán hàng).

Về chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại được Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 quy định tại Khoản 10 Điều 10, Khoản 13 Điều 12, Khoản 12 Điều 16 và Điều 61, Điều 62.

Theo đó, người sản xuất, nhập khẩu, phải bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng trong trường hợp hàng hoá gây thiệt hại do lỗi của nhà sản xuất, nhập khẩu không bảo đảm chất lượng hàng hóa trừ các trường hợp quy định.

Những trường hợp không phải bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng

Căn cứ Điều 24 Luật bảo vệ người tiêu dùng 2010 quy định về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hàng hóa có khuyết tật gây ra như sau:

Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa quy định tại Điều 23 của Luật này được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi chứng minh được khuyết tật của hàng hóa không thể phát hiện được với trình độ khoa học, kỹ thuật tại thời điểm tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa cung cấp cho người tiêu dùng.

Căn cứ Điều 62 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 quy định về các trường hợp không phải bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng như sau:

Người sản xuất, người nhập khẩu không phải bồi thường trong các trường hợp sau đây:

  • Người bán hàng bán hàng hóa đã hết hạn sử dụng; người tiêu dùng sử dụng hàng hóa đã hết hạn sử dụng;
  • Đã hết thời hiệu khiếu nại, khởi kiện;
  • Đã thông báo thu hồi hàng hóa có khuyết tật đến người bán hàng, người sử dụng trước thời điểm hàng hóa gây thiệt hại;
  • Sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật do tuân thủ quy định bắt buộc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Trình độ khoa học, công nghệ của thế giới chưa đủ để phát hiện khả năng gây mất an toàn của sản phẩm tính đến thời điểm hàng hóa gây thiệt hại;
  • Thiệt hại phát sinh do lỗi của người bán hàng;
  • Thiệt hại phát sinh do lỗi của người mua, người tiêu dùng.

Người bán hàng không phải bồi thường cho người mua, người tiêu dùng trong các trường hợp sau đây:

  • Người tiêu dùng sử dụng hàng hóa đã hết hạn sử dụng;
  • Đã hết thời hiệu khiếu nại, khởi kiện;
  • Đã thông báo hàng hóa có khuyết tật đến người mua, người tiêu dùng nhưng người mua, người tiêu dùng vẫn mua, sử dụng hàng hóa đó;
  • Hàng hóa có khuyết tật do người sản xuất, người nhập khẩu tuân thủ quy định bắt buộc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Trình độ khoa học, công nghệ của thế giới chưa đủ để phát hiện khả năng gây mất an toàn của hàng hóa tính đến thời điểm hàng hóa gây thiệt hại;
  • Thiệt hại phát sinh do lỗi của người mua, người tiêu dùng.

Thị trường hàng hoá cung cấp cho người tiêu dùng

Thị trường hàng hoá cung cấp cho người tiêu dùng

Luật sư tư vấn về bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng

  • Luật sư tư vấn về các quyền lợi của người tiêu dùng
  • Luật sư soạn thảo tài liệu gửi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
  • Luật sư tranh tụng bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
  • Các vấn đề khác có liên quan

Như vậy, để tham gia vào thị trường hàng hoá với vai trò là người tiêu dùng một cách an toàn  thì cần phải nắm rõ các thông tin cơ bản về việc bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp khi có dấu hiệu bị xâm phạm. Bài viết trên cũng đã phần nào cung cấp được các nội dung cơ bản về các quyền của người tiêu dùng theo quy định pháp luật, bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng khi xảy ra thiệt hại, trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Nếu Quý khách hàng có khó khăn hoặc thắc mắc gì về vấn đề trên, hãy vui lòng liên hệ đến hotline 1900.633.716 để được các luật sư dân sự tư vấn kỹ hơn. Xin cảm ơn.

Scores: 5 (12 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,791 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716