Bị ngồi tù oan sai được bồi bao nhiêu tiền đây là vấn đề được quan tâm nhiều nhất khi xảy ra các án oan. Trong trường hợp này, người bị ngồi tù oan sẽ phải thực hiện thủ tục yêu cầu Nhà nước bồi thường. Số tiền bồi thường sẽ phụ thuộc vào thiệt hại thực tế do việc ngồi tù oan gây ra. Tuy nhiên không phải mọi thiệt hại đều được Nhà nước bồi thường. Theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về chi phí cũng như thời gian bồi thường về vấn đề này.
Ngồi tù oan được bồi thường bao nhiêu tiền
Chủ thể có quyền yêu cầu bồi thường khi ngồi tù oan?
Căn cứ theo Điều 5 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà Nước 2017 thì những người sau đây có quyền yêu cầu Nhà Nước bồi thường:
- Người bị thiệt hại
- Người thừa kế của người bị thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại chết; tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ của tổ chức bị thiệt hại đã chấm dứt tồn tại
- Người đại diện theo pháp luật của người bị thiệt hại thuộc trường hợp phải có người đại diện theo pháp luật theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015
- Cá nhân, pháp nhân được những người quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 5 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 ủy quyền thực hiện quyền yêu cầu bồi thường.
Xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước khi ngồi tù oan
Căn cứ phát sinh
Nhà nước có trách nhiệm bồi thường khi có đủ các căn cứ sau:
- Có một trong các căn cứ xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây thiệt hại và yêu cầu bồi thường tương ứng quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017.
- Có thiệt hại thực tế của người bị thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017.
- Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế và hành vi gây thiệt.
Như vậy, nếu đáp ứng đầy đủ 3 căn cứ trên thì Nhà nước sẽ có trách nhiệm bồi thường.
Căn cứ xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ:
- Người bị thiệt hại có quyền yêu cầu bồi thường khi người thi hành công vụ có các căn cứ sau đây:
- Có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường theo quy định của Luật này và có yêu cầu cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại hoặc Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự giải quyết yêu cầu bồi thường;
- Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính đã xác định có hành vi trái pháp luật của người bị kiện là người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và có yêu cầu bồi thường trước hoặc tại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại;
- Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án hình sự đã xác định có hành vi trái pháp luật của bị cáo là người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi hành án hình sự, thi hành án dân sự và có yêu cầu bồi thường trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.
Căn cứ pháp luật: Khoản 1 và 2 Điều 7 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017
Trường hợp Nhà nước không có trách nhiệm bồi thường
Trong hoạt động tố tụng hình sự, Nhà nước không bồi thường các thiệt hại sau đây:
- Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại;
- Thiệt hại xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù người thi hành công vụ đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và trong khả năng cho phép;
- Thiệt hại xảy ra trong hoàn cảnh người thi hành công vụ muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa trực tiếp lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải có hành động gây ra một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn chặn, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 23 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
- Thiệt hại xảy ra trong trường hợp người bị truy cứu trách nhiệm hình sự thuộc trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự;
- Thiệt hại xảy ra do người bị thiệt hại khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu, vật chứng sai sự thật để nhận tội thay cho người khác hoặc để che giấu tội phạm;
- Thiệt hại xảy ra do người có hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu rõ ràng cấu thành tội phạm, bị khởi tố, truy tố trong vụ án hình sự được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại nhưng vụ án đã được đình chỉ do người bị hại đã rút yêu cầu khởi tố;
- Thiệt hại xảy ra do người bị khởi tố, truy tố, xét xử đúng với các văn bản quy phạm pháp luật tại thời điểm khởi tố, truy tố, xét xử nhưng tại thời điểm ra bản án, quyết định thì họ không phải chịu trách nhiệm hình sự theo các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành và có hiệu lực sau ngày khởi tố, truy tố, xét xử.
Căn cứ pháp luật: Khoản 1 và 2 Điều 32 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017
Mức bồi thường và cách tính bồi thường khi bị ngồi tù oan
Đối với các vụ án oan, thật sự không có quy định cụ thể về mức bồi thường nhất định. Chi phí bồi thường sẽ được tính dựa vào từng tính chất cũng như mức độ thiệt hại cụ thể để tính chi phí đền bù án thích hợp mà người yêu cầu chứng minh được căn cứ bồi thường. Giá trị thiệt hại được bồi thường được tính từ thời điểm thụ lý hồ sơ yêu cầu bồi thường.
Thiệt hại được bồi thường được tính cụ thể như sau:
- Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
- Thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút
- Thiệt hại về vật chất do người bị thiệt hại chết
- Thiệt hại về vật chất do sức khỏe bị xâm phạm
- Thiệt hại về tinh thần
Bên cạnh đó, người bị thiệt hại còn được bồi thường các chi phí khác như chi phí thuê phòng nghỉ, chi phí đi lại, chi phí thăm gặp người chấp hành án phạt tù… được thanh toán theo hóa đơn chứng từ. Nếu không xuất trình được hóa đơn chứng từ hợp pháp đối với các chi phí này thì chi phí được bồi thường sẽ không quá 6 tháng lương cơ sở.
Cơ sở pháp lý: Điều 22 và 28 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017
>>>Xem thêm: Mức bồi thường thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra
Xác định thiệt hại được bồi thường
Quy trình yêu cầu bồi thường thiệt hại do ngồi tù oan
Các bước thực hiện khi có yêu cầu bồi thường thiệt hại do ngồi tù oan
Bước 1: Người có quyền nộp hồ sơ yêu cầu bồi thường
Người yêu cầu bồi thường nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính tới cơ quan giải quyết bồi thường.
Đối với người bị thiệt hại trực tiếp yêu cầu bồi thường:
- Văn bản yêu cầu bồi thường;
- Văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường, trừ trường hợp người bị thiệt hại không được gửi hoặc không thể có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường;
- Giấy tờ chứng minh nhân thân của người bị thiệt hại;
- Tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc yêu cầu bồi thường (nếu có).
Đối với người yêu cầu bồi thường là người thừa kế (nếu có nhiều người thừa kế thì những người thừa kế đó phải cử ra một người đại diện) hoặc là người đại diện của người bị thiệt hại thì ngoài các tài liệu quy định tại các điểm a, b và d khoản 1 Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước, hồ sơ còn phải có các tài liệu sau đây:
- Giấy tờ chứng minh nhân thân của người thừa kế, người đại diện của người bị thiệt hại;
- Văn bản ủy quyền hợp pháp trong trường hợp đại diện theo ủy quyền;
- Trường hợp người bị thiệt hại chết mà có di chúc thì người yêu cầu bồi thường phải cung cấp di chúc, trường hợp không có di chúc thì phải có văn bản hợp pháp về quyền thừa kế.
Căn cứ pháp lý: Khoản 1, khoản 2 Điều 41 Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước 2017
Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ
Cơ quan giải quyết bồi thường tiếp nhận hồ sơ; cấp giấy xác nhận, thông báo bằng văn bản đã nhận hồ sơ đối với trường hợp nộp trực tiếp hoặc qua bưu chính.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường thực hiện các việc sau đây:
- Yêu cầu người yêu cầu bồi thường bổ sung hồ sơ trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 điều 41 Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước
- Yêu cầu cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền cung cấp văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường trong trường hợp người yêu cầu bồi thường đề nghị cơ quan giải quyết bồi thường thu thập văn bản đó hoặc làm rõ nội dung văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường trong trường hợp nội dung của văn bản đó không rõ ràng.
Căn cứ pháp lý: Khoản 2 Điều 42 Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước 2017
Bước 3: Thụ lý hồ sơ và cử người giải quyết bồi thường
Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan giải quyết phải thụ lý hồ sơ vào sổ thụ lý và cử người giải quyết bồi thường. Trường hợp không thụ lý hồ sơ thì phải trả lại hồ sơ và nêu rõ lý do.
Việc cử người giải quyết được thực hiện như sau:
- Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý hồ sơ, cơ quan giải quyết bồi thường phải cử người giải quyết bồi thường;
- Người giải quyết bồi thường là người có kinh nghiệm về chuyên môn, nghiệp vụ trong ngành, lĩnh vực phát sinh yêu cầu bồi thường; không được là người có quyền và lợi ích liên quan đến vụ việc hoặc là người thân thích theo quy định của Bộ luật Dân sự của người thi hành công vụ gây thiệt hại hoặc của người bị thiệt hại.
Căn cứ pháp lý: Khoản 1 và 3 Điều 43 Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước 2017
Bước 4: Xác minh thiệt hại
- Người giải quyết bồi thường có trách nhiệm xác minh các thiệt hại có trong hồ sơ.
- Trong trường hợp cần thiết, người giải quyết bồi thường có quyền yêu cầu người yêu cầu bồi thường cùng những người cá nhân, tổ chức khác có liên quan cung cấp tài liệu chứng cứ để làm cơ sở xác minh giá trị thiệt hại, mức bồi thường.
Cơ sở pháp lý: Điều 45 Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước 2017
Bước 5: Thương lượng việc bồi thường
- Trong 02 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành báo cáo xác minh thiệt hại. cơ quan bồi thường phải tiến hành thương lượng.
- Việc thương lượng phải được hoàn thành trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày tiến hành thương lượng, tối đa 15 ngày đối với vụ án có nhiều tình tiết phức tạp.
Bước 6: Quyết định giải quyết bồi thường:
Ngay sau khi có biên bản kết quả thương lượng thành, Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường ra quyết định giải quyết bồi thường và trao cho người yêu cầu bồi thường tại buổi thương lượng. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày trao cho người yêu cầu bồi thường.
Ngoài việc trực tiếp yêu cầu cơ quan quản lý người thi hành công vụ gây oan thực hiện bồi thường thì người có quyền yêu cầu bồi thường có thể thực hiện thủ tục khởi kiện vụ án yêu cầu bồi thường theo quy định.
>>> Xem thêm: Hồ sơ yêu cầu Nhà nước bồi thường thiệt hại trong tố tụng hình sự
Luật sư tư vấn mức bồi thường khi bị ngồi tù oan
Một số lĩnh vực luật sư tư vấn giải quyết đối với trường hợp án oan phải ngồi tù:
- Tư vấn, giải đáp các thắc mắc về vấn đề giải quyết án oan sai.
- Tư vấn thiệt hại được Nhà nước bồi thường khi bị ngồi tù oan.
- Tư vấn phạm vi được bồi thường trong tố tụng hình sự.
- Hỗ trợ chuẩn bị các hồ sơ cần thiết yêu cầu bồi thường thiệt hại.
- Hỗ trợ soạn thảo đơn yêu cầu cũng như các văn bản khác có liên quan.
- Một số công việc khác theo yêu cầu của khách hàng.
Tư vấn bồi thường thiệt hại do ngồi tù oan
Theo các giai đoạn tố tụng trong hình sự, khi các sai sót xảy ra dẫn đến người bị thiệt hại phải chịu tù oan. Người bị thiệt hại có quyền yêu cầu Nhà nước bồi thường theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước dựa theo thực tế từng tổn thất. Nếu có thắc mắc về việc bồi thường thiệt hại cho người bị tù oan cần luật sư hình sự tư vấn hỗ trợ chi tiết hơn vui lòng liên hệ qua Hotline 1900.633.716. để được hỗ trợ kịp thời, hiệu quả. Xin cảm ơn,