Bị hại có được thay đổi lời khai trong quá trình điều tra không?

Bị hại có được thay đổi lời khai trong quá trình điều tra hay không vốn đã được pháp luật quy định. Việc lấy lời khai của bị hại là một trong các biện pháp điều tra để thu thập những thông tin cần thiết để làm rõ sự thật trong các vụ án hình sự. Để tìm hiểu một cách cụ thể và nắm được các quy định của pháp luật đối với các vấn đề liên quan, mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây.

Cơ quan điều tra tiến hành lấy lời khai

Cơ quan điều tra tiến hành lấy lời khai

Lời khai có được coi là nguồn chứng cứ trong vụ án hình sự?

Theo quy định tại Điều 87 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 (BLTTHS 2015) quy định chứng cứ được thu thập, xác định từ các nguồn sau đây:

  • Vật chứng
  • Lời khai, lời trình bày
  • Dữ liệu điện tử
  • Kết luận giám định, định giá tài sản
  • Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, tuy tố, xét xử, thi hành án
  • Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác
  • Các tài liệu đồ vật khác

Theo quy định trên, lời khai được xem là một nguồn của chứng cứ, tuy nhiên để được coi là chứng cứ và sử dụng để giải quyết vụ án hình sự thì cần phải được thu thập theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

Thủ tục lấy lời khai của bị hại

Theo quy định tại Điều 92 BLTTHS 2015, lời khai của bị hại được quy định như sau:

  • Bị hại trình bày những tình tiết về nguồn tin về tội phạm, vụ án, quan hệ giữa họ với người bị buộc tội và trả lời những câu hỏi đặt ra.
  • Không được dùng làm chứng cứ những tình tiết do bị hại trình bày nếu họ không thể nói rõ vì sao biết được tình tiết đó.

Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của bị hại

Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của bị hại

Căn cứ vào điều 188 BLTTHS 2015 thủ tục lấy lời khai của bị hại tương tự như lấy lời khai của người làm chứng được quy định tại điều 186 BLTTHS 2015:

  • Việc lấy lời khai bị hại được tiến hành tại nơi tiến hành điều tra, nơi cư trú, nơi làm việc hoặc nơi học tập của người đó.
  • Nếu vụ án có nhiều bị hại thì phải lấy lời khai riêng từng người và không để cho họ tiếp xúc, trao đổi với nhau trong thời gian lấy lời khai.
  • Trước khi lấy lời khai, Điều tra viên, Cán bộ điều tra phải giải thích cho bị hại biết quyền và nghĩa vụ của họ. Việc này phải ghi vào biên bản.
  • Trước khi hỏi về nội dung vụ án, Điều tra viên phải hỏi về mối quan hệ giữa bị hại với bị can, người làm chứng và những tình tiết khác về nhân thân của bị hại. Điều tra viên yêu cầu bị hại trình bày hoặc tự viết một cách trung thực và tự nguyện những gì họ biết về vụ án, sau đó mới đặt câu hỏi.
  • Trường hợp xét thấy việc lấy lời khai của Điều tra viên không khách quan hoặc có vi phạm pháp luật hoặc xét cần làm rõ chứng cứ, tài liệu để quyết định việc phê chuẩn hoặc không phê chuẩn quyết định tố tụng của Cơ quan điều tra hoặc để quyết định việc truy tố thì Kiểm sát viên có thể lấy lời khai bị hại. Việc lấy lời khai bị hại được tiến hành theo quy định tại Điều này.

Lưu ý, việc lấy lời khai của bị hại, đương sự có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh.

Tham khảo thêm về: Quy trình điều tra, thủ tục xét xử vụ án hình sự

Bị hại có được thay đổi lời khai trong quá trình điều tra không?

Tư vấn về các biện pháp điều tra tố tụng

Quy định của pháp luật về tố tụng hình sự

Theo quy định tại Điều 188 BLTTHS 2015 về triệu tập, lấy lời khai của bị hại, đương sự, dẫn chiếu đến Điều 178 BLTTHS 2015 có quy định sau khi Cán bộ điều tra lập biên bản cho người tham gia tố tụng nghe (bao gồm người bị hại), giải thích cho họ quyền được bổ sung và nhận xét về biên bản thì người tham gia tố tụng có quyền đưa ra ý kiến bổ sung, nhận xét vào biên bản và Người tham gia tố tụng, Điều tra viên, Cán bộ điều tra cùng ký tên vào biên bản.

Như vậy, bị hại hoàn toàn có thể thay đổi lời khai đã được lập thành biên bản trong quá trình điều tra.

Luật sư tư vấn quy trình thay đổi lời khai của bị hại và các quy trình tố tụng hình sự khác

Dịch vụ luật sư tư vấn về các quy định đối với lời khai và các quy trình tố tụng khác của Luật L24H sẽ tư vấn cho quý khách hàng những dịch vụ sau:

  • Tư vấn về lời khai của bị hại có được coi là chứng cứ không
  • Tư vấn liên quan đến các quy trình, thủ tục tố tụng hình sự
  • Tư vấn về các quy định pháp luật liên quan đến thủ tục lấy lời khai
  • Tham gia tố tụng với tư cách luật sư bào chữa, luật sư bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng trong quá trình tố tụng
  • Soạn thảo đơn từ cần thiết trong quá trình tố tụng hình sự như đơn tố giác, đơn yêu cầu xử lý hình sự, đơn yêu cầu khởi tố,….

Tham khảo thêm về: Thủ tục khởi tố vụ án hình sự

Như vậy, lời khai của bị hại có thể được xem là nguồn chứng cứ, được sử dụng để giải quyết vụ án hình sự và được thay đổi trong quá trình điều tra. Nếu quý khách có bất cứ thắc mắc nào trong tố tụng hình sự, cần luật sư hình sự tư vấn hoặc bào chữa, hãy liên lạc với chúng tôi qua hotline 1900633716 để được Luật sư của Luật L24H hỗ trợ kịp thời.

Scores: 4.8 (39 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,933 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716