Bị ép buộc đưa hối lộ thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Bị ép buộc đưa hối lộ thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? Người bị ép buộc đưa hối lộ cần nắm rõ các quy định pháp luật để có các hành vi bảo vệ được quyền lợi của mình và để không bị vướng phải các hậu quả pháp lý không đáng có. Bài viết cũng sẽ giúp người đọc hiểu được bị xử lý tội đưa hối lộ, môi giới hối lộ, và những việc cần làm khi phát giác hành vi phạm tội.

Quy định pháp luật về hành vi bị ép buộc đưa hối lộ

Quy định pháp luật về hành vi bị ép buộc đưa hối lộ

Thế nào là hành vi đưa hối lộ?

  • Đưa hối lộ được hiểu là hành vi đưa tài sản hoặc lợi ích phi vật chất cho người có chức vụ, quyền hạn dưới bất kỳ hình thức nào để họ làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.
  • Hành vi đưa của hối lộ có thể diễn ra trước hoặc sau khi người có chức vụ, quyền hạn làm theo yêu cầu của người đưa.
  • Hành vi đưa của hối lộ có thể được thực hiện trực tiếp hoặc qua trung gian, tài sản lợi ích hối lộ có thể được thụ hưởng bởi chính người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác, tổ chức khác theo ý chí của người có chức vụ, quyền hạn.

Hành vi đưa hối lộ khi nào thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Hành vi đưa hối lộ nếu đủ các điều kiện của cấu thành tội phạm tại Điều 364 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

  • Về mặt khách quan, hành vi trực tiếp hoặc qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ. Cụ thể, lợi ích ở đây có thể là Tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng trở lên hoặc lợi ích phi vật chất.
  • Về mặt chủ quan, Người phạm tội đưa hối lộ luôn thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp. Tức người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.
  • Về khách thể, hành vi phạm tội xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức kinh tế nhà nước.
  • Về mặt chủ thể, Người phạm tội đưa hối lộ là người từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự. Tội đưa hối lộ không phải là chủ thể đặc biệt, người phạm tội không nhất thiết phải là người có chức vụ, quyền hạn.

>>> Xem thêm: Đưa hối lộ bao nhiêu thì bị truy tố hình sự

Bị ép buộc đưa hối lộ thì có bị truy cứu Tội đưa hối lộ không?

Người bị ép buộc hối lộ chủ động khai báo

Người bị ép buộc hối lộ chủ động khai báo

Người đưa hối lộ đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác

Nếu người đưa hối lộ trong trạng thái bị người nhận hối lộ ép buộc, tức là bị đe dọa về tinh thần, thể chất, khiến cho người đưa hối lộ miễn cưỡng, bắt buộc phải đưa hối lộ thì căn cứ vào các yếu tố cấu thành tội phạm nêu trên, người thực hiện hành đã không đủ yếu tố cấu thành tội phạm về mặt chủ quan (tức không phải lỗi cố ý) khi đó người thực hiện hành vi chủ động khai báo trước khi bị phát giác thì được coi là không có tội và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.

Căn cứ khoản 7 Điều 364 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 có quy định:

  • Người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.
  • Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.

Quy định này đã thể hiện tính khoan hồng và sứ mệnh đấu tranh, phòng chống tội phạm của luật hình sự. Điều này tạo động lực cho những người sắp có những hành vi đưa hối lộ có thể nhận thức và chủ động khai báo sự việc cho cơ quan có thẩm quyền.

Người đưa hối lộ không khai báo trước khi bị phát giác

Như phân tích nêu trên, đối với trường hợp bị ép buộc đưa hối lộ, nhưng người này không khai báo trước khi bị phát giác, thì vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi thỏa mãn các cấu thành của tội danh này.

Hướng dẫn việc tố giác hành vi tội phạm

Tại Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định : “Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền”

Tố giác tội phạm thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Xác định cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận tố giác và kiến nghị khởi tố

Theo Khoản 2 Điều 145 Bộ Luật tố tụng Hình sự thì các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:

  • Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
  • Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.

Bước 2: Lựa chọn hình thức và tiến hành tố giác, báo tin về tội phạm và kiến nghị khởi tố

Cơ quan, tổ chức, cá nhân tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố có thể bằng các hình thức sau:

  • Bằng miệng (trực tiếp đến trình báo hoặc tố giác, báo tin qua điện thoại tới cơ quan có thẩm quyền được xác định tại Bước 1).
  • Bằng văn bản: Làm đơn tố tội phạm giác gửi đến Cơ quan điều tra nơi cư trú (gửi trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính (bưu điện) tới cơ quan có thẩm quyền được xác định tại Bước 1).

Khi tố giác tới cơ quan có thẩm quyền, cá nhân, cơ quan, tổ chức tố giác cần cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu và trình bày rõ những hiểu biết của mình liên quan đến tội phạm mà mình tố giác, báo tin.

Luật sư tư vấn, bào chữa về tội đưa hối lộ

Quy trình tư vấn, bào chữa của Luật sư

Quy trình tư vấn, bào chữa của Luật sư

  • Tư vấn, hướng dẫn chủ động khai báo về tội phạm khi bị ép buộc đưa hối lộ;
  • Luật sư sẽ đưa ra đánh giá ban đầu và tư vấn phương hướng giải quyết vụ việc cho thân chủ.
  • Nếu khách hàng có mong muốn tiếp tục sử dụng dịch vụ Luật sư hình sự thì sẽ được hướng dẫn ký kết hợp đồng pháp lý với Luật sư. Thông qua bản hợp đồng pháp lý này, Luật sư chính thức trở thành người bào chữa cho bị can, bị cáo
  • Luật sư tiếp cận, nghiên cứu hồ sơ vụ án, đồng thời tìm kiếm các tài liệu, chứng cứ để chứng minh vô tội hoặc giảm nhẹ hình phạt đối với thân chủ.
  • Luật sư tham gia tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm, phúc thẩm nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ, góp phần giúp Tòa án tìm ra sự thật của vụ án.

>>> Tham khảo thêm: Dịch vụ luật sư bào chữa

Luật L24H hy vọng bạn đọc đã hiểu rõ hơn các quy định về Tội đưa hối lộ. Việc đưa hối lộ được xem là hành vi vi phạm pháp luật được quy định cụ thể trong bộ luật Hình sự. Do đó, việc hiểu về cấu thành tội phạm cũng như căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự giúp tránh những hậu quả pháp lý đáng tiếc có thể xảy ra. Nếu quý bạn đọc còn bất kỳ thắc mắc liên quan nào cần luật sư tư vấn luật hình sự qua điện thoại, vui lòng liên hệ đến hotline 1900.633.716 Luật sư hình sự Luật L24H tư vấn trực tuyến miễn phí.

Scores: 4.8 (26 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Thạc sĩ - Luật sư Phan Mạnh Thăng

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ kinh tế Luật - Trường đại học Luật TP.HCM

Số năm kinh nghiệm thực tế: 12 năm

Tổng số bài viết: 1,113 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716