Việc bị đe dọa đánh cần phải làm gì để bảo vệ mình khi vô tình rơi vào tình huống đó là vấn đề quan trọng, nó ảnh hưởng danh dự, bị đe dọa tính mạng. Bài viết sẽ trình bày các vấn đề liên quan như: Làm gì khi bị người khác đe dọa đánh, các thủ tục tố giác hành vi phạm tội, và pháp luật bảo vệ người bị đe dọa đánh ra sao? Đây là những thông tin cần thiết LUẬT L24H sẽ cung cấp cho Quý khách.
Làm gì khi bị người khác đe dọa đánh
Cần làm gì khi bị đe dọa đánh?
- Trong trường hợp này, bạn hãy nhờ đến sự trợ giúp của công an, cần trình báo với cơ quan có thẩm quyền về việc trên kịp thời xem xét, giải quyết.
- Giữ vững tâm lý, không hoang mang : khi gặp tình huống bị dọa đánh người bị dọa cần bình tĩnh, sáng suốt, không quá lo sợ để nhanh chóng kéo dài tình hình tránh những diễn biến quá để nhờ đến sự hỗ trợ của những người khác hoặc cố gắng liên hệ với cơ quan công an gần nhất để được hỗ trợ
- Nếu việc bị đe dọa đánh diễn ra liên tục, kéo dài cần nhớ đặc điểm quan trọng của đối tượng : để dễ giải quyết hơn nếu sự việc đi quá xa thì người bị dọa cần phải nhớ rõ các đặc điểm như : quần áo, giày hoặc phương tiện mà đối tượng đó sử dụng.
Pháp luật bảo vệ người bị đe dọa đánh như thế nào?
Mức xử phạt vi phạm hành chính áp dụng theo Khoản 3 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP; quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống, chống bạo lực gia đình:
“Điều 7. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng; đối với một trong những hành vi sau đây:
Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;”
Theo đó, người có hành vi dọa đánh người khác; thì có thể bị xử lý vi phạm hành chính với mức phạt từ 2.000.000 đồng.
Tùy vào mức độ hành vi vi phạm pháp luật cụ thể mà có thể lựa bị xử lý phù hợp. Nếu như chỉ dừng lại ở việc dọa đánh thì có thể áp dụng với mức xử phạt như trên, còn nếu hành vi phạm tội của kẻ đe dọa nhằm đến giết người thì được có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định như sau:
Mức phạt tù đối với Tội đe doạ giết người tại Điều 133 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 như sau:
- Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
Đối với 02 người trở lên;
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
Đối với người dưới 16 tuổi;
Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.
Với mức hình phạt này được xếp vào tội phạm nghiêm trọng. Và theo Bộ luật Hình sự 2015 thì người bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội trên phải là người từ đủ 16 tuổi trở lên. Dưới 16 tuổi sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự mà sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù đến 07 năm.
Nếu hành vi chỉ dừng lại ở việc dọa đánh thì đó không phải là tội dọa giết người nên sẽ không phải chịu hình phạt (Điều 133 Bộ luật Hình sự 2015 sửa sửa đổi bổ sung 2017)
Tố cáo hành vi de dọa đánh người ở đâu?
Người tố cáo sau khi hoàn thành đơn tố cáo cũng như hồ sơ tố cáo tiến hành nộp đơn cho cơ quan khởi tố, cơ quan điều tra. Trong vòng 07 ngày kể từ ngày nộp đơn, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm vào sổ, phân loại, xử lý ban đầu thông tin tố cáo, kiểm tra, xác minh thông tin về người tố cáo và điều kiện thụ lý tố cáo.
Như vậy bạn có thể tố cáo tại cơ quan công an, viện kiểm sát nơi người chủ cư trú để tiến hành xem xét giải quyết.
Về trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền cũng như thời gian giải quyết quy định tại điều 145 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 như sau:
“1. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có trách nhiệm tiếp nhận đầy đủ mọi tố giác, tin báo về tội phạm do cá nhân, cơ quan, tổ chức và kiến nghị khởi tố do cơ quan nhà nước chuyển đến. Viện kiểm sát có trách nhiệm chuyển ngay các tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố kèm theo các tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Khởi kiện về hành vi đe dọa đánh
Hồ sơ cần chuẩn bị
Khi bị dọa đánh nếu có đủ chứng cứ chứng minh về hành vi vi phạm gây thiệt hại cho người bị đe dọa thì có thể nộp đơn khởi kiện tại Tòa án và bồi thường thiệt hại với lý do bị thiệt hại danh dự và nhân phẩm theo Điều 584 Bộ luật dân sự 2015.
Việc làm đơn khởi kiện của cá nhân nhân được quy định tại khoản 2 Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 như sau :
- Cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, cá nhân đó phải ký tên hoặc điểm chỉ;
- Cá nhân là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp của họ có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp đó phải ký tên hoặc điểm chỉ;
- Cá nhân thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này là người không biết chữ, người khuyết tật nhìn, người không thể tự mình làm đơn khởi kiện, người không thể tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì có thể nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện và phải có người có đủ năng lực tố tụng dân sự làm chứng. Người làm chứng phải ký xác nhận vào đơn khởi kiện.
Hồ sơ chuẩn bị cũng giống như các vụ án dân sự thông thường gồm có : đơn khởi kiện ( theo mẫu tại Nghị Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP) , chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện theo Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 ( tài liệu, vật chứng,…), Giấy tờ tùy thân.
Theo khoản 4, 5 Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định nội dung như sau:
Đơn khởi kiện phải có :
- Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
- Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;
- Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;
- Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);
- Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;
- Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
- Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
- Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);
- Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.
Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.
Khởi kiện việc bị đe dọa đánh
Thủ tục khởi kiện hành vi đe dọa đánh
Tại Điều 191 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về thủ tục nhận và xử lý đơn khởi kiện như sau:
Giai đoạn 1: Tiếp nhận đơn khởi kiện vụ án dân sự
- Tòa án qua bộ phận tiếp nhận đơn phải nhận đơn khởi kiện do người khởi kiện nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính và phải ghi vào sổ nhận đơn;
- Trường hợp Tòa án nhận đơn khởi kiện được gửi bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án in ra bản giấy và phải ghi vào sổ nhận đơn.
Khi nhận đơn khởi kiện nộp trực tiếp, Tòa án có trách nhiệm cấp ngay giấy xác nhận đã nhận đơn cho người khởi kiện.
- Trường hợp nhận đơn qua dịch vụ bưu chính thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, Tòa án phải gửi thông báo nhận đơn cho người khởi kiện.
- Trường hợp nhận đơn khởi kiện bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án phải thông báo ngay việc nhận đơn cho người khởi kiện qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
Giai đoạn 2: Xử lý đơn khởi kiện vụ án dân sự
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:
Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Kết quả xử lý đơn của Thẩm phán quy định tại khoản 3 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 phải được ghi chú vào sổ nhận đơn và thông báo cho người khởi kiện qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
Trình tự tố giác tội phạm khi bị dọa đánh
Thủ tục tố giác hành vi đe dọa đánh
Tại Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về việc tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố như sau:
- Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.
- Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng.
- Kiến nghị khởi tố là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiến nghị bằng văn bản và gửi kèm theo chứng cứ, tài liệu liên quan cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, xử lý vụ việc có dấu hiệu tội phạm.
- Tố giác, tin báo về tội phạm có thể bằng lời hoặc bằng văn bản.
- Người nào cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.
Việc tố giác cần thực hiện theo như sau :
Làm đơn tố giác gửi đến Cơ quan điều tra nơi cư trú
Bước 1: Làm hồ sơ tố giác tội phạm
Hồ sơ tố giác tội phạm, bao gồm:
- Đơn trình báo công an;
- CMND/CCCD/Hộ chiếu của bị hại (bản sao công chứng);
- Sổ hộ khẩu của bị hại (bản sao công chứng).
- Chứng cứ liên quan để chứng minh (hình ảnh, ghi âm, video,… có chứa nguồn thông tin của hành vi phạm tội).
>>> Click tải: Mẫu đơn tố giác tội phạm ở đây
Bước 2: Nộp hồ sơ
- Công dân gửi hồ sơ đến Cơ quan điều tra nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú).
Theo Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:
- Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
- Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.
Luật sư tư vấn về hành vi đe dọa đánh
- Tư vấn về quy định xử phạt đối với hành vi đe dọa đánh;
- Hướng dẫn cách giải quyết khi bị đe dọa đánh theo đúng quy định pháp luật;
- Soạn thảo hồ sơ đơn tố giác tội phạm hoặc hồ sơ khởi kiện nếu chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm;
- Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng theo đúng quy định pháp luật;
- Luật sư tư vấn, hỗ trợ giải quyết vấn đề khác liên quan.
Bài viết nêu lên cách giải quyết cụ thể để kịp thời xử lý vụ việc bị đe dọa đánh của đối tượng xấu. Các quy định xử phạt đặc biệt là việc phạt hành chính đối với hành vi này, cũng như các thủ tục tố giác đối với hành vi đe dọa của đối tượng với mục đích phạm tội nghiêm trọng hơn. Qua đó giúp Quý khách có thể áp dụng nếu không may rơi vào tình huống như trên. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay mong muốn hỗ trợ tư vấn pháp luật, Quý khách có thể liên hệ đến HOTLINE 1900633716 để được gặp Luật sư hỗ trợ tư vấn trực tuyến miễn phí. Xin cảm ơn.