Bị cáo là gì? Phân biệt bị can và bị cáo trong vụ án hình sự

Bị cáo thường được nhắc đến trong các vụ án hình sự, Tuy nhiên, việc phân biệt bị can và bị cáo trong các vụ án hình sự là điều không phải ai cũng biết. Bài viết dưới đây của Luật L24H sẽ cung cấp cho Quý bạn đọc một số vấn đề liên quan đến bị can, bị cáo cũng như sự khác nhau của chúng trong tố tụng hình sự mới nhất.

Sự khác biệt giữa bị can và bị cáo 

Sự khác biệt giữa bị can và bị cáo

Bị cáo, bị can là gì?

Bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự. Quyền và nghĩa vụ của bị can là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật này.

Bị cáo là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử. Quyền và nghĩa vụ của bị cáo là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật này.

Căn cứ pháp lý : Khoản 1 Điều 60, Khoản 1 Điều 61 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015

So sánh bị can và bị cáo trong vụ án hình sự

Bị can, bị cáo trong vụ án hình sự

Bị can, bị cáo trong vụ án hình sự

Sự giống nhau

  • Quyền và nghĩa vụ của bị can và bị cáo là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân;
  • Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ của mình;
  • Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
  • Tự bào chữa, nhờ người bào chữa
  • Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
  • Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;
  • Đề nghị giám định, định giá tài sản;
  • Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;
  • Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

Căn cứ pháp lý: Điều 60, 61 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015

Sự khác nhau

Tiêu chí Bị can Bị cáo
Cơ sở pháp lý Điều 60 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015. Điều 61 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.
Khái niệm Người hoặc pháp nhân đã bị khởi tố về hình sự, có quyết định khởi tố của viện kiểm sát Là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử, xác định rõ thời điểm
Giai đoạn tham gia tố tụng Giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố Giai đoạn xét xử

Ngoài ra, quyền và nghĩa vụ của bị và bị cáo cũng khác nhau sẽ được phân tích kỹ hơn ở phần sau.

Quyền của bị can, bị cáo

Để bảo vệ quyền lợi của mình một cách tốt nhất thì bị can, bị cáo cần nắm rõ những quyền mà mình có thể thực hiện trong quá trình tố tụng như sau:

Quyền của bị can:

  • Được biết lý do mình bị khởi tố;
  • Nhận quyết định khởi tố bị can; quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; bản kết luận điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; bản cáo trạng, quyết định truy tố và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;
  • Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;
  • Đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;
  • Đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa kể từ khi kết thúc điều tra khi có yêu cầu;

Quyền của bị cáo:

  • Nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; quyết định đình chỉ vụ án; bản án, quyết định của Tòa án và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;
  • Tham gia phiên tòa;
  • Đề nghị triệu tập người làm chứng, bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người giám định, người định giá tài sản, người tham gia tố tụng khác và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tham gia phiên tòa;
  • Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;
  • Đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi hoặc tự mình hỏi người tham gia phiên tòa nếu được chủ tọa đồng ý; tranh luận tại phiên tòa;
  • Nói lời sau cùng trước khi nghị án;
  • Xem biên bản phiên tòa, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa;
  • Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án;

>>> Xem thêm: Kháng cáo là gì? Quy định về kháng cáo, thời hạn kháng cáo

Căn cứ pháp lý: Khoản 2 Điều 60, Khoản 2 Điều 61 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.

Nghĩa vụ của bị can, bị cáo

Quyền và nghĩa vụ của bị can, bị cáo

Quyền và nghĩa vụ của bị can, bị cáo

Ngoài việc tìm hiểu về quyền thì bị can, bị cáo cũng cần nắm rõ mình có nghĩa vụ gì trong quá trình tố tụng:

Nghĩa vụ của bị can:

  • Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
  • Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Nghĩa vụ của bị cáo:

  • Có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án;
  • Chấp hành quyết định, yêu cầu của Tòa án.

Căn cứ pháp lý: Khoản 3 Điều 60, Khoản 3 Điều 61 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.

Tư vấn bào chữa bị can, bị cáo trong vụ án hình sự

  • Luật sư trực tiếp hướng dẫn, soạn thảo các văn bản liên quan vụ án hình sự cần thiết trong quá trình tham gia tố tụng tại cơ quan có thẩm quyền.
  • Luật sư tham gia cùng bị can, bị cáo, tại các buổi hỏi cung, làm việc.
  • Luật sư tham gia tố tụng với tư cách là luật sư bào chữa cho bị can, bị cáo, người có quyền và lợi ích hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp…
  • Luật sư tham gia trong giai đoạn giải quyết vụ án hình sự: điều tra, truy tố… giám đốc thẩm, tái thẩm…
  • Hướng dẫn thủ tục xin miễn chấp hành hình phạt, ân xá.

>>> Xem thêm: Các căn cứ xin miễn trách nhiệm hình sự

Nội dung bài viết đã giới thiệu về khái niệm của hai loại chủ thể bị can, bị cáo và chỉ ra những điểm giống và khác nhau để cung cấp căn cứ cho Quý bạn đọc có thể phân biệt được giữa hai loại chủ thể này trong vụ án hình sự. Nếu trong quá trình tìm hiểu còn có vấn đề cần giải đáp Quý bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp đến số điện thoại 1900.633.716 để được luật sư tư vấn giải đáp miễn phí, hoặc tham khảo các kiến thức pháp luật khác tại chuyên mục chia sẻ của Luật L24H phía trên.

Scores: 4.5 (13 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,828 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716