Bị can, bị cáo được bảo lĩnh tại ngoại thì cần lưu ý những vấn đề gì?

Được bảo lĩnh tại ngoại thì cần lưu ý những vấn đề gì. Tại ngoại là hình thức bảo lĩnh áp dụng đối với đối tượng đang bị điều tra về hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự nhưng không bị tạm giam.Việc tại ngoại cũng cần phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật. Qua đây Luật L24H sẽ cung cấp các thông tin hữu ích về vấn đề trên.

Được bảo lãnh tại ngoại

Được bảo lãnh tại ngoại

Quy định của pháp luật về tại ngoài

Hiện nay, pháp luật không có thuật ngữ pháp lý về “tại ngoại”. Đây là một thuật ngữ nói thông thường dùng để chỉ những trường hợp không tạm giam bị can, bị cáo trong quá trình điều tra, xét xử. Như vậy, TẠI NGOẠI là là hình thức áp dụng đối với đối tượng đang có quyết định điều tra của cơ quan Điều tra nhưng không bị tạm giam. Căn cứ Điều 121 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có quy định bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam.
Trong quá trình điều tra mà được tại ngoại không có nghĩa là bị can, bị cáo không thực hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm. Và bị can, bị cáo vẫn phải đến Tòa án và Cơ quan điều tra khi có lệnh triệu tập để phối hợp giải quyết vụ án. Sau khi có bản án quyết định của Tòa nếu người đó bị tuyên có tội thì vẫn phải chịu hình phạt theo quy định của pháp luật.

>>> Xem thêm: Tại ngoại là gì?

Trường hợp được tại ngoại

Theo quy định tại Điều 119 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 thì bị can, bị cáo thuộc các trường hợp dưới đây có thể được tại ngoại:

  • Là phụ nữ có thai.
  • Đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
  • Là người già yếu.
  • Là người bị bệnh nặng.
  • Bị can, bị cáo có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng.

Không rơi vào các trường hợp:

  • Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã;
  • Tiếp tục phạm tội;
  • Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm hoặc người thân thích của những người này;
  • Bị can, bị cáo về tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ xác định nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia.

Ngoài ra bị can, bị cáo có thể được tại ngoài nếu đã bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác như:

  • Bảo lĩnh: Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh.
  • Đặt tiền để bảo đảm: Căn cứ tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, nhân thân và tình trạng tài sản của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ hoặc người thân thích của họ đặt tiền để bảo đảm.
  • Cấm đi khỏi nơi cư trú: Cấm đi khỏi nơi cư trú là biện pháp ngăn chặn có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng nhằm bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án.

Cơ sở pháp lý: Điều 121, 122, 123 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015

Phạm tội không được tại ngoại

Phạm tội không được tại ngoại

>>> Tham khảo thêm : Bị can cần nộp bao nhiêu tiền để được tại ngoại?

Trường hợp không được tại ngoại

Theo quy định tại Điều 119 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 thì bị can, bị cáo thuộc các trường hợp dưới đây không được tại ngoại:

Bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng.

Bị can bị cáo phạm tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên 02 năm khi có căn cứ xác định người đó thuộc một trong các trường hợp:

  • Đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm;
  • Không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can;
  • Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn;
  • Tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội;

Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.

Bị can, bị cáo về tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù đến 02 năm nếu họ tiếp tục phạm tội hoặc bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã.

Điều kiện của người bảo lĩnh

Theo quy định tại Điều 121 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 về điều kiện bảo lĩnh  như sau:

Cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện việc nhận bảo lĩnh phải cam đoan bị can, bị cáo trong thời gian tại ngoại vẫn phải có nghĩa vụ sau:

  • Không được bỏ trốn khỏi nơi cư trú và không tiếp tục phạm tội.
  • Phải phối hợp, hợp tác điều tra với cơ quan có thẩm quyền, có mặt theo giấy triệu tập trừ trường hợp có lý do chính đáng (trở ngại khách quan, lý do bất khả kháng, thiên tai, dịch bệnh…)
  • Cam đoan không để bị can, bị cáo mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật.
  • Không tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án.
  • Không đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích họ.

Đối với tổ chức bảo lĩnh

Cơ quan, tổ chức muốn thực hiện bảo lĩnh đối với người là thành viên của cơ quan, tổ chức mình thì phải có giấy xác nhận bảo lĩnh của người đứng đầu cơ quan, tổ chức và đồng thời có giấy cam đoan không để người này bỏ trốn, hay phạm tội mới trong thời gian được tại ngoại.

Đối với cá nhân bảo lĩnh

Cá nhân có thể thực hiện bảo lĩnh tại ngoại cho người thân thích của mình và trong trường hợp này yêu cầu phải có ít nhất 02 người bảo lĩnh, về điều kiện cụ thể như sau:

  • Là người từ đủ 18 tuổi trở lên.
  • Nhân thân tốt, trước đây chưa từng phạm tội bị xử lý hình sự hoặc xử phạt hành chính, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật.
  • Có công việc, thu nhập ổn định.
  • Có điều kiện để quản lý người được bảo lĩnh, có chỗ ở ổn định, nơi cư trú rõ ràng…
  • Cá nhân nhận bảo lĩnh cho người thân của mình cần phải làm giấy cam đoan với cơ quan điều tra và có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó đang cư trú hoặc của cơ quan, tổ chức nơi đang học tập, làm việc.

Thời gian bảo lĩnh

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 121 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 về thời hạn bảo lĩnh như sau:

  • Thời hạn bảo lĩnh không được quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này.
  • Thời hạn bảo lĩnh đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù.

Cần bao nhiêu tiền để bảo lĩnh tại ngoại

Cần bao nhiêu tiền để bảo lĩnh tại ngoại

Bảo lĩnh cần bao nhiêu tiền

Theo Điều 4 Thông tư liên tịch 06/2018/TTLT-BCA-BQP-VKSNDTC-TANDTC quy định:

Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án quyết định mức tiền cụ thể mà bị can, bị cáo phải đặt để bảo đảm, nhưng không dưới:

  • Ba mươi triệu đồng đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
  • Một trăm triệu đồng đối với tội phạm nghiêm trọng;
  • Hai trăm triệu đồng đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
  • Ba trăm triệu đồng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Tuy nhiên Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định mức tiền phạt đặt để bảo đảm thấp hơn nhưng không dưới một phần hai (1/2) mức tương ứng quy định tại khoản 1 Điều này trong các trường hợp sau đây:

  • Bị can, bị cáo là thương binh, bệnh binh, là người được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động, Nhà giáo nhân dân, Thầy thuốc nhân dân hoặc được tặng Huân chương, Huy chương kháng chiến, các danh hiệu Dũng sĩ trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, là con đẻ, con nuôi hợp pháp của liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng, của gia đình được tặng bằng “Gia đình có công với nước”;
  • Bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.

Những vấn đề cần lưu ý khi được bảo lĩnh tại ngoại

Khi được bảo lĩnh tại ngoại,có một số vấn đề cần lưu ý như sau:

  • Tuân thủ các điều kiện bảo lãnh: Khi được bảo lãnh tại ngoại, bạn cần tuân thủ mọi điều kiện và yêu cầu được đặt ra bởi cơ quan chức năng. Điều này bao gồm việc xuất hiện đúng giờ tại các phiên tòa hoặc buổi họp, cung cấp thông tin cần thiết và hợp tác với cơ quan điều tra.
  • Giữ liên lạc và báo cáo: Bạn cần duy trì liên lạc thường xuyên với cơ quan chức năng và báo cáo về các hoạt động của mình khi được yêu cầu. Điều này giúp đảm bảo rằng bạn đang tuân thủ đúng quy trình pháp lý và không vi phạm các điều kiện bảo lãnh.
  • Tìm kiếm sự tư vấn pháp lý: Tìm kiếm sự tư vấn pháp luật từ một luật sư hoặc chuyên gia pháp lý địa phương. Họ có thể cung cấp cho bạn thông tin về quy trình pháp lý và hướng dẫn bạn trong việc xử lý tình huống một cách hợp pháp và tốt nhất.

Luật sư tư vấn thủ tục bảo lĩnh tại ngoại cho bị can bị cáo

>>> Xem thêm: Dịch vụ luật sư bào chữa

Như vậy, việc được bảo lĩnh tại ngoại không phải là một sự thoát khỏi trách nhiệm pháp lý. Đối tượng vẫn phải đối mặt với quá trình điều tra và có trách nhiệm tuân thủ các quy định và điều kiện được đặt ra.Nếu quý bạn đọc còn thắc mắc hay cần Luật sư TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ liên hệ qua số điện thoại tổng đài 1900.633.716 để được hỗ trợ tư vấn trực tuyến miễn phí.

Scores: 5 (29 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,920 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716