Bên nhận uỷ quyền có được đơn phương chấm dứt ủy quyền không đã được pháp luật quy định cụ thể trong pháp luật dân sự. Theo đó, bên ủy quyền muốn thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng phải phù hợp với căn cứ được phép thực hiện việc đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định, đồng thời bên đơn phương chấm dứt hợp đồng còn phải thực hiện nghĩa vụ thông báo cho bên còn lại. Nội dung liên quan đến chấm dứt hợp đồng ủy quyền sẽ được làm rõ trong bài viết sau.
Bên nhận uỷ quyền có được đơn phương chấm dứt uỷ quyền không
Các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền
Quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền được quy định trong pháp luật dân sự như sau:
Thứ nhất, đối với trường hợp ủy quyền có thù lao:
- Bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho bên được ủy quyền tương ứng với công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại; nếu ủy quyền không có thù lao thì bên ủy quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên được ủy quyền một thời gian hợp lý.
- Bên ủy quyền phải báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc bên ủy quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng; nếu không báo thì hợp đồng với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết về việc hợp đồng ủy quyền đã bị chấm dứt.
Thứ hai, trường hợp ủy quyền không có thù lao, bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên ủy quyền biết một thời gian hợp lý; nếu ủy quyền có thù lao thì bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào và phải bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền, nếu có.
Vậy nên, tùy trường hợp hợp đồng ủy quyền có hoặc không có thù lao mà cả bên ủy quyền, bên được ủy quyền sẽ phát sinh các nghĩa vụ mà pháp luật quy định phải tuân thủ để đảm bảo quyền lợi cho các bên.
Cơ sở pháp lý: Điều 569 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Bên được ủy quyền có được đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền?
Bên được ủy quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền
Như đã đề cập ở trên về các trường hợp được đơn phương chấm dứt hợp đồng, đối với hợp đồng ủy quyền thì bên được ủy quyền có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền nhưng phải có trách nhiệm báo trước, bồi thường thiệt hại theo quy định pháp luật.
Tuy nhiên, đối với trường hợp hợp đồng ủy quyền có công chứng, chứng thực thì bên nhận ủy quyền muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng phải cần sự đồng thuận từ bên còn lại. Quy định về việc hủy bỏ hợp đồng ủy quyền đã công chứng được quy định như sau:
- Việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng chỉ được thực hiện khi có sự thỏa thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả những người đã tham gia hợp đồng, giao dịch đó.
- Việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng đó và do công chứng viên tiến hành. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch.
- Thủ tục công chứng việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng được thực hiện như thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch quy định tại Chương này.
Cơ sở pháp lý: Điều 51 Luật Công chứng năm 2014.
Thủ tục đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền
Trường hợp ủy quyền có thù lao
Đối với trường hợp bên được ủy quyền đơn phương chấm dứt đối với ủy quyền có thù lao thì thủ tục đơn phương chấm dứt hợp đồng được quy định như sau:
Bước 1: Bên nhận ủy quyền thông báo chấm dứt hợp đồng đối với bên ủy quyền.
Thời điểm hợp đồng chấm dứt là thời điểm bên ủy quyền nhận được thông báo chấm dứt. Trường hợp bên nhận ủy quyền không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Bước 2: Trả thù lao tương ứng với công việc được thực hiện và bồi thường (nếu có).
Bước 3: Thực hiện các nghĩa vụ khác trong hợp đồng ủy quyền.
Bước 4: Trường hợp các bên trong hợp đồng ủy quyền không thể thỏa thuận được thì có thể khởi kiện đến Tòa án hoặc Trọng tài để giải quyết.
Trường hợp ủy quyền không có thù lao
Đối với trường hợp bên được ủy quyền đơn phương chấm dứt đối với ủy quyền không có thù lao thì thủ tục đơn phương chấm dứt hợp đồng được quy định như sau:
Bước 1: Bên nhận ủy quyền thông báo chấm dứt hợp đồng đối với bên ủy quyền.
Thời điểm hợp đồng chấm dứt là thời điểm bên ủy quyền nhận được thông báo chấm dứt. Trường hợp bên nhận ủy quyền không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Bước 2: Thực hiện các nghĩa vụ khác trong hợp đồng ủy quyền.
Bước 3: Trường hợp các bên trong hợp đồng ủy quyền không thể thỏa thuận được thì có thể khởi kiện đến Tòa án hoặc Trọng tài để giải quyết.
Cơ sở pháp lý: Điều 569 Bộ luật dân sự năm 2015.
Hậu quả pháp lý của việc đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền
Hậu quả pháp lý đơn phương chấm dứt hợp đồng của bên nhận ủy quyền
Như đã đề cập, việc đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền thì một trong hai bên sẽ có trách nhiệm thông báo, bồi thường thiệt hại hoặc trả thù lao. Pháp luật quy định về hậu quả của việc của việc chấm dứt hợp đồng ủy quyền như sau:
- Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt.
- Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng kể từ thời điểm chấm dứt hợp đồng (trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp).
- Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện.
- Bên bị thiệt hại do hành vi không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng của bên kia được bồi thường.
- Trường hợp đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng trái pháp luật được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan do không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng.
Cơ sở pháp lý: Điều 428 Bộ luật dân sự năm 2015.
Tư vấn viết giấy đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền
- Tư vấn nội dung mẫu thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng.
- Tư vấn cơ sở đơn phương chấm dứt hợp đồng.
- Tư vấn trình tự, thủ tục đơn phương chấm dứt hợp đồng.
- Tư vấn hậu quả pháp lý của việc đơn phương chấm dứt hợp đồng.
- Tư vấn, hỗ trợ soạn thảo đơn khởi kiện.
Bên nhận ủy quyền có thể đơn phương chấm dứt ủy quyền khi thỏa mãn điều kiện mà pháp luật dân sự quy định. Đồng thời phải thực hiện nghĩa vụ thông báo cho bên ủy quyền biết về việc đơn phương chấm dứt. Qua bài viết nếu Quý Khách hàng còn chưa rõ hoặc muốn tham khảo thêm về dịch vụ Tư vấn Luật dân sự, vui lòng liên hệ qua Hotline 1900.633.716 để được đội ngũ Luật sư hỗ trợ tư vấn miễn trí. Trân trọng cảm ơn!