Bản sao là gì? Giá trị pháp lý của bản sao, khác gì bản photo

Bản sao là gì? Là thắc mắc chung của nhiều người khi có nhu cầu chuẩn bị các hồ sơ, giấy tờ bản sao trong các như làm giấy khai sinh, giấy chứng minh nhân dân hoặc nộp hồ sơ tài liệu giải quyết tranh chấp tại Tòa án… Do đó, cần hiểu và nhận biết chính xác loại giấy tờ này để thực hiện đúng các thủ tục mà pháp luật yêu cầu. Bài viết dưới đây sẽ giúp quý đọc giả biết bản sao là gì ? Giá trị pháp lý của bản sao? Bản sao khác gì bản photo theo quy định pháp luật.

Bản sao là gì

Bản sao là gì? Giá trị pháp lý của bản sao

Bản sao là gì?

Khái niệm về bản sao theo quy định của pháp luật được quy định tại Khoản 6 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2015 của Chính Phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch (viết tắt Nghị định 23/2015/NĐ-CP), theo đó bản sao là bản chụp từ bản chính hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.

Và khái niệm về sổ gốc cũng được quy định theo Khoản 7 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP này, cụ thể sổ gốc quy định là sổ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền lập ra khi thực hiện việc cấp bản chính theo quy định của pháp luật, trong đó có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính mà cơ quan, tổ chức đó đã cấp.

Bản sao có giá trị pháp lý thế nào?

Theo quy định pháp luật, bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính cũng có giá trị pháp lý trong một số trường hợp và được quy định cụ thể tại Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, theo đó:

  • Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  • Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định 23/2015/NĐ-CP có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Hiệu lực pháp lý của bản sao

Hiệu lực pháp lý của bản sao

Sự khác nhau giữa bản sao và bản photo

Hiện nay, nhiều người nhầm lẫn giữa hai khái niệm bản sao và bản photo và cho đó là một. Tuy nhiên trên thực tế, bản sao và bản photo tồn tại một số điểm khác nhau cơ bản dẫn đến giá trị pháp lý giữa chúng cũng khác nhau.

Bản photo là gì ?

Hiện nay, khái niệm bản photo không được quy định trong pháp luật, tuy nhiên, dựa trên bản chất của loại giấy tờ này thì có thể hiểu bản photo là bản được tự ý sao chụp bằng thiết bị có công nghệ in ấn và không có bất kỳ sự xác nhận hay đóng dấu nào của cơ quan có thẩm quyền, nó chỉ đơn thuần là bản photo đen trắng ra từ bản gốc.

Khác nhau giữa bản sao và bản photo

Để nhận biết được sử khác nhau giữa hai loại giấy tờ trên, cần tìm hiểu bản sao theo quy định pháp luật thì có những loại bản sao nào. Căn cứ vào Điều 6 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định:

  • Trường hợp pháp luật quy định nộp bản sao thì cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận bản sao, không được yêu cầu bản sao có chứng thực nhưng có quyền yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu. Người đối chiếu có trách nhiệm xác nhận tính chính xác của bản sao so với bản chính.
  • Cơ quan, tổ chức tiếp nhận bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao có chứng thực thì không được yêu cầu xuất trình bản chính, trừ trường hợp có căn cứ về việc bản sao giả mạo, bất hợp pháp thì yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc tiến hành xác minh, nếu thấy cần thiết.

Tuy không được quy định trực tiếp nhưng từ nội dung của quy định trên, có thể hiểu bản sao được chia thành 03 loại cơ bản: Bản sao thông thường, bản sao có chứng thực và bản sao được cấp từ sổ gốc.

Như vậy, bản photo từ bản chính (chưa chứng thực) cũng được coi là bản sao. Tuy nhiên, cần phải hiểu không phải bất kỳ bản sao nào cũng có giá trị pháp lý. Theo đó, bản sao được cấp bởi một cơ quan kiểm soát và đứng ra đảm bảo tính chính xác so với bản chính sẽ có giá trị pháp lý cao. Còn bản photo hay bản sao thông thường do tự cá nhân, chủ thể cung cấp nên tính chính xác không thể kiểm tra được, cũng vì lý do này mà giá trị pháp lý của bản photo – bản sao thông thường cũng thấp hơn.

So sánh giá trị pháp lý giữa bản sao và bản photo công chứng

Ngày nay, đa số người dân nhầm lẫn về thuật ngữ photo công chứng, bởi cụm từ được sử dụng phổ biến này khi đối chiếu theo các quy định pháp luật thì đang bị dùng sai. Để thuận tiện cho việc nhận biết các thuật ngữ trên, dưới đây là bảng so sánh về bản sao, bảng sao chứng thực và bản sao công chứng , cụ thể:

>>> Xem thêm: Công chứng là gì?

Tiêu chí Bản sao thông thường (bản photo) Bản sao chứng thực Bảng sao công chứng
Căn cứ pháp lý Khoản 6 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP Khoản 2, Khoản 6 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP Khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng năm 2014
Cơ quan thực hiện Cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc có thẩm quyền và trách nhiệm cấp bản sao từ sổ gốc (Điều 4 Nghị định 23/2015/NĐ-CP). Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

(Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP).

Phòng công chứng

Văn phòng công chứng

(Chương III Luật Công chứng năm 2014)

Giá trị pháp lý Giá trị pháp lý thấp do chỉ đơn thuần có nội dung giống với bản chính. Giá trị pháp lý cao hơn bản sao thông thường do được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính, có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch (Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP). Có giá trị cao nhất do được công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của, không trái đạo đức xã hội của giấy tờ, văn bản

So sanh gia tri phap ly giua ban sao va ban photo chung thuc

So sánh giá trị pháp lý giữa bản sao và bản photo chứng thực

>>> Xem thêm: Công chứng giấy tờ ở đâu

Tư vấn về cung cấp chứng cứ cho Tòa án

  • Tư vấn giao nộp tài liệu chứng cứ vụ án cho Tòa án
  • Tư vấn giá trị pháp lý của từng tài liệu, hồ sơ;
  • Tư vấn thu thập tài liệu đúng luật;
  • Tư vấn quy định pháp luật cung cấp về chứng cứ cho Tòa án
  • Tư vấn chứng minh tình tiết, sự kiện không cần phải chứng minh;
  • Nhận ủy quyền từ khách hàng thu thập tài liệu, hồ sơ và tham gia tố tụng tại tòa án.

Phân biệt được bản sao và các loại giấy tờ pháp lý khác có ý nghĩa quan trọng trong việc nhận biết và cung cấp hồ sơ hợp lệ trong các hoạt động pháp lý của người dân, nhằm tránh sự nhầm lẫn về mặt thủ tục gây mất thời gian, công sức. Nếu có khó khăn hoặc thắc mắc gì về vấn đề trên cần luật sư tư vấn, hãy vui lòng liên hệ đến hotline 1900.633.716 để được tư vấn kỹ hơn. Xin cảm ơn.

Scores: 4.9 (20 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,915 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716