Ai thực hiện định giá tài sản khi giải quyết vụ án hình sự là câu hỏi mà nhiều người khi tham gia giải quyết vụ án hình sự mà cần xác định giá trị tài sản. Như vậy, khi xét xử, giải quyết vụ án hình sự, thủ tục định giá tài sản được thực hiện như thế nào trong tố tụng, ai có thẩm quyền thực hiện. Sau đây là những nội dung cơ bản mà tôi sẽ cung cấp giải đáp về vấn đề trên.
Thực hiện định giá tài sản trong tố tụng hình
Khi nào cần định giá tài sản khi giải quyết hình sự
Theo Khoản 1 Điều 215 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định như sau:
Khi cần xác định giá của tài sản để giải quyết vụ án hình sự, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra văn bản yêu cầu định giá tài sản.
Như vậy việc định giá tài sản trong vụ án hình sự là để phục vụ cho việc giải quyết vụ án. Ví dụ đối với trường hợp xác định tội phạm cần phải dựa vào kết quả định giá tài sản, ngoài ra việc xác định khung hình phạt, quyết định hình phạt của nhiều tội danh phải dựa vào giá trị tài sản mà người phạm tội vi phạm,…
Thời hạn thực hiện định giá tài sản trong tố tụng hình sự
Theo quy định tại Điều 216 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 về thời hạn định giá tài sản như sau:
Việc định giá tài sản, trả kết luận định giá tài sản thực hiện theo thời hạn nêu trong văn bản yêu cầu định giá tài sản. Trường hợp việc định giá tài sản không thể tiến hành trong thời hạn yêu cầu, Hội đồng định giá tài sản phải kịp thời thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho cơ quan, người đã yêu cầu định giá biết.
Như vậy, đối thời hạn định giá tài sản thì luật không có quy định cụ thể, do đó thời hạn sẽ được quy định theo yêu cầu định giá tài sản, trường hợp không thể định giá trong thời hạn yêu cầu thì Hội đồng định giá phải kịp thời thông báo và nêu lý do cho cơ quan đã yêu cầu định giá.
Điều kiện đối với người thực hiện định giá tài sản vụ án hình sự
Theo Khoản 1 Điều 69 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, người định giá tài sản là người có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực giá, được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng yêu cầu định giá tài sản theo quy định của pháp luật.
Theo Điều 34 Luật giá 2012 quy định tiêu chuẩn thẩm định viên về giá như sau:
- Có năng lực hành vi dân sự.
- Có phẩm chất đạo đức, liêm khiết, trung thực, khách quan.
- Tốt nghiệp đại học chuyên ngành liên quan đến nghiệp vụ thẩm định giá.
- Có thời gian công tác thực tế theo chuyên ngành đào tạo từ 36 tháng trở lên sau khi có bằng tốt nghiệp đại học theo chuyên ngành quy định tại khoản 3 Điều này.
- Có chứng chỉ đã qua đào tạo nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá do cơ quan có thẩm quyền cấp.
- Có Thẻ thẩm định viên về giá theo quy định của Bộ Tài chính.
Về điều kiện cấp thẻ thẩm định viên được quy định tại Điều 8 Nghị định 89/2013/NĐ-CP:
- Công dân Việt Nam phải có đủ điều kiện dự thi và đạt yêu cầu của kỳ thi cấp Thẻ thẩm định viên do Bộ Tài chính tổ chức và cấp thẻ
- Người có chứng chỉ hành nghề thẩm định giá của nước ngoài được Bộ tài chính Việt Nam công nhận, đủ tiêu chuẩn về thẩm định viên, đạt kỳ thi sát hạch bằng Tiếng Việt do Bộ Tài chính quy định và được cấp thẻ.
Thẩm định viên về giá
>>> Xem thêm: Điều kiện định giá lại tài sản lần thứ hai trong vụ án hình sự
Trường hợp nào người định giá bị thay đổi?
Người định giá tài sản phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi theo quy định tại Khoản 5 Điều 69 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 như sau:
- Đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo;
- Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch, người dịch thuật trong vụ án đó;
- Đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó.
Việc thay đổi người định giá tài sản theo quy định trên sẽ do cơ quan yêu cầu định giá tài sản quyết định.
Luật sư tư vấn về quy định định giá tài sản
- Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ cần thiết để nộp yêu cầu thẩm định giá
- Tư vấn về chi phí thẩm định giá lại tài sản.
- Đại diện khách hàng trong quá trình tham gia tố tụng.
- Luật sư tư vấn luật hướng dẫn, trực tiếp viết đơn yêu cầu thẩm định giá trong tranh chấp.
- Luật sư làm việc với cơ quan thẩm định giá theo yêu cầu.
>>> Xem thêm: Dịch vụ luật sư hình sự
Luật sư tư vấn thẩm định giá
Như vậy, pháp luật cũng đã quy định cụ thể về tổ chức, cá nhân có thẩm quyền định giá tài sản, điều kiện đối với người thực hiện định giá tài sản, các trường hợp người định giá bị thay đổi. Bài viết phần nào cũng trả lời được cho câu hỏi ai thực hiện định giá tài sản khi giải quyết vụ án hình sự. Nếu Quý khách hàng có khó khăn hoặc thắc mắc gì về vấn đề trên, hãy vui lòng liên hệ đến hotline 1900.633.716 để được các luật sư hình sự tư vấn kỹ hơn.